Tóm tắt nội dung bài viết
- Quy định về điều kiện đi nghĩa vụ quân sự.
- 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Không đi khám, trốn nghĩa vụ quân sự thì sao?
- Về việc trốn khám sức khỏe.
- Trốn gọi nghĩa vụ quân sự.
- Các câu hỏi thường gặp để hoãn nghĩa vụ quân sự.
- Cận thi có cần khám nghĩa vụ quân sự không ?
- Đứt mạch máu tay trái có phải tham gia nghãi vụ quân sự không?
- Xăm hình có được miễn nghĩa vụ quân sự không
- Bị tâm thần đã đỡ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
- Bị ngã gãy tay có được miễn nghĩa vụ quân sự
- Học thạc sĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
- Huyết áp thấp có được miễn nghĩa vụ quân sự?
- 05 trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2021
- Trường hợp 1: Không đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân theo quy định, cụ thể như sau:
- Trường hợp 2: Thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình sau đây:
- Trường hợp 3: Thuộc một trong các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình sau đây:
- Trường hợp 4: Thuộc một trong các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình sau đây:
- Trường hợp 5: Thuộc trường hợp được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Các câu hỏi thường gặp
- Câu hỏi: Người khám sức khỏe gian dối khi khám sức khỏe NVQS bị xử phạt như thế nào?
- Câu hỏi: Vi phạm quy định về nhập ngũ bị xử lý như thế nào?
- Câu hỏi: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự phạt như thế nào?
Quy định về điều kiện đi nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, khi bạn 26 tuổi bạn không nêu rằng bạn có tham gia đào tạo các chương trình hệ đại học, cao đẳng chính quy hay không, nếu bạn không tham gia thì bạn đã hết độ tuổi để gọi nhập ngũ, còn nếu bạn vẫn tham gia thì bạn vẫn đang trong độ tuổi nhâp ngũ. Nếu xét bạn đủ 4 tiêu chí trên về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn sức khỏe, tiêu chuẩn văn hóa thì bạn vẫn sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hoặc bị cận, viễn, loại sẽ xét theo Thông tư liên tịch 16/2016/TT-BQP-BYT. Ngoài ra, bạn sẽ phải được hoãn hoặc miễn tham ra nghĩa vụ quân sự nếu bạn rơi vào các trường hợp sau:
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
Không đi khám, trốn nghĩa vụ quân sự thì sao?
Về việc trốn khám sức khỏe.
Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự ( Nghị định 120/2013/NĐ-CP)
Trốn gọi nghĩa vụ quân sự.
Các câu hỏi thường gặp để hoãn nghĩa vụ quân sự.
Bị ngã gãy tay có được miễn nghĩa vụ quân sự? Học thạc sĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Huyết áp thấp có được miễn nghĩa vụ quân sự? Mắt cận bao nhiêu độ thì được miễn nghĩa vụ quân sự? Đối tượng miễn nghĩa vụ quân sự?… tiếp sau đây là bài phân tích mới nhất của Hội buôn chuyện về các trường hợp để được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2021
Cận thi có cần khám nghĩa vụ quân sự không ?
Năm nay em 20 tuổi mới tốt nghiệp trung cấp dược sĩ. Em vừa nhận được giấy gọi khám sức khỏe và em đã đi khám. mắt trái em cận 0,75 loạn 0,25 mắt phải em cận 1 loạn 0,75 mà vẫn cho em xét nghiệm máu với nước tiểu. Ngày 20/12 cả xã em mấy đứa khám chung đã có kết quả là đã trúng tuyển nhưng em không có đến 26/12 mấy chú bên quân đội huyện tới nhà động viên đi nvqs rồi lấy lý lịch rồi size quần áo của em nhưng em chưa có giấy trúng tuyển. đến hôm nay 29/12 em vẫn chưa có giấy trúng tuyển. vậy bây giờ em phải làm sao ? mong các cô chú anh chị giúp đỡ em và mắt em loạn vậy có được miễn không ạ ?
Theo quy định tại Thông tư liên tich số 16/2016/TTLT-BQP-BYT quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự về tiêu chí sức khỏe trúng tuyển nghĩa vụ quân sự
Căn cứ phụ lục số 2 ban hành kèm theo thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì các loại loạn thị được xếp điểm 6
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch này thì:
” Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự…
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số Điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt Điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 6.”
Như vậy, bạn được xác định sức khỏe loại 6
Căn cứ khoản 3 điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì tiêu chuẩn sức khỏe để tiêu quân quy định như sau:
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như vậy, bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Bạn có quyền yêu cầu Ban chỉ huy quân sự địa phương áp dụng đúng quy định pháp luật
Đứt mạch máu tay trái có phải tham gia nghãi vụ quân sự không?
Em bị đứt mạch máu ở tay trái liệu e có đi nghĩa vụ quân sự được hay không ạ ? Cảm ơn!
Xăm hình có được miễn nghĩa vụ quân sự không
Em chào các anh chị! em có một câu hỏi muốn hỏi về việc đi nghĩa vụ quân sự. Em sinh ngày 4/9/1998 và em có xăm hình cha, mẹ ở tay , cho em hỏi là xăm như thế thì em có được gọi đi nvqs hay miễn gọi không ạ ?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 thông tư 148/2018/TT-BQP hiện hành quy định cụ thể:
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
2. Tiêu chuẩn chính trị:
a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Các trường hợp xăm hình vẫn có thể được xem xét để gọi tham gia phục vụ tại ngũ.
Bị tâm thần đã đỡ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Cháu tôi năm nay 20 tuổi. Lúc cháu 17 tuổi đã tham gia khám tuyển nghiã vụ quân sự theo giấy báo của UBND xã và không đạt tiêu chuẩn. Sau đó 1 năm, cháu bị bệnh tâm thần và điều trị tại bệnh viện tâm thần của tỉnh. Nay cháu đã đỡ và có sổ của bệnh viện tâm thần cấp. Gia đình tôi đã báo cáo với UBND xã có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của bệnh viện tâm thần. Nhưng nay UBND xã lại có giấy gọi cháu tôi đi khám tuyển nghiã vụ quân sự là đúng hay sai? Trân thành cảm ơn luật sư và mong nhận được câu trả lời sớm nhất.
Các trường hợp được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào phụ lục I, Mục II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2) TTLT 16/2016 TTLT-BTY-BQP:
4. Các bệnh về thần kinh, tâm thần
TT | BỆNH TẬT | ĐIỂM |
….. | ||
Tâm thần | ||
62 | Loạn thần do: | |
– Thiểu năng tâm thần: | ||
+ Mức độ nặng | 6 | |
+ Mức độ trung bình | 5 | |
+ Mức độ nhẹ | 5 | |
– Các bệnh loạn thần có liên quan đến các bệnh của cơ thể như: rối loạn nội tiết, chuyển hóa dinh dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm độc: | ||
+ Đã phục hồi | 4 | |
+ Phục hồi không hoàn toàn | 5 | |
+ Không phục hồi | 6 | |
– Loạn tâm thần phản ứng: | ||
+ Không hồi phục | 6 | |
+ Hồi phục không hoàn toàn | 6 | |
+ Hồi phục hoàn toàn | 5 | |
– Các trạng thái hoang tưởng và loạn thần không đặc hiệu | 6 | |
– Các rối loạn tri giác | 4 | |
– Các rối loạn ảo giác | 5 | |
– Những lệch lạc về rối loạn tình dục: Loạn dâm đồng giới, súc vật, trẻ em, phô trương, lãnh đạm, rối loạn tình dục khác | 4 | |
63 | Tâm thần phân liệt (các thể) | 6 |
Như vậy trường hợp của cháu bạn trước đây bị bệnh tâm thần nên được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên hiện nay, sức khỏe của người đó đã đỡ và ổn định thì việc bị gọi đi khám sức khỏe là hoàn toàn hợp lý; nhưng trường hợp này có thể sẽ không đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Bị ngã gãy tay có được miễn nghĩa vụ quân sự
Em bị té gãy cả 2 xương cẳng tay trái cách đây 7 năm, đã tháo ốc vít, em có thuộc dạng được miễn nghĩa vụ quân sự không ạ.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân được miễn gọi nhập ngũ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Như vậy, theo quy định này thì bạn không thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe thuộc trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Học thạc sĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Cho tôi hỏi tôi chuẩn bị tốt nghiệp thạc sĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Luật sư tư vấn:
Bạn không trình bày rõ năm nay bạn bao nhiêu tuổi nên chưa xác định được bạn đã hết tuổi hay còn tuổi đi nghĩa vụ quân sự.
Hiện nay, theo các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
Theo đó trong trường hợp này bạn chuẩn bị tốt nghiệp thạc sĩ thì sẽ không thuộc trường hợp miễn gọi nghĩa vụ quân sự.
Huyết áp thấp có được miễn nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi:
Tôi vừa mới khám nghĩa vụ quân sự 2019 trên bệnh viện, huyết áp của tôi là 150 bác sĩ nói cao nhưng lại không ghi chỉ tiêu thuộc loại mấy. Tôi được biết huyết áp 150-159 là loại 5 kém nên được miễn nghĩa vụ quân sự. Khám đo mắt thì tôi không nhìn được chữ. Ngoài ra, tôi còn bị xét nghiệm máu và nước tiểu trong khi số đông nhiều người huyết áp bình thường lại cho về. Tôi có hỏi rằng tôi có trúng tuyển đi nghĩa vụ quân sự không thì không ai trả lời. Tôi được biết những ai đủ sức khỏe loại 1 2 3 mới đậu và xét nghiệm . Như vậy có phải tôi đã trúng tuyển không?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Đối với trường hợp của bạn, huyết áp của bạn là 150. Mắt bạn không nhìn thấy được. Việc bạn có được tạm hoãn nghĩa vụ hoặc miễn nghĩa vụ quân sự vì lý do sức khỏe hay không còn tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe của Hội đồng khám sức khỏe. Theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì bạn sẽ được khám sức khỏe như khám thể lực, đo mạch, huyết áp, khám thị lực, mắt, khám thính lực, tai-mũi-họng, khám răng-hàm-mặt, xét nghiệm…. vì thế việc bạn được xét nghiệm là hoàn toàn đúng quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì:
“2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.”
Tại khoản 4 Điều 9 của thông tư này cũng quy định các phân loại sức khỏe như sau:
“4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.”
Theo quy định tại Phụ lục của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì tình trạng huyết áp của bạn là 150 tương ứng với loại 5. Vì bạn chưa nói cụ thể mắt bạn trong tình trạng “không nhìn thấy được” là bị cận thị, loạn thị ….nên về mắt của bạn chưa thể xếp vào loại mấy. Đối với tình trạng huyết áp trên, bạn sẽ không được miễn nghĩa vụ quân sự mà bạn sẽ làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
05 trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2021
Nếu công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải (hoặc không được) thực hiện nghĩa vụ quân sự:
Trường hợp 1: Không đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân theo quy định, cụ thể như sau:
(1) Về tuổi đời:
– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
– Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
(2) Tiêu chuẩn chính trị:
– Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016.
– Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
(3) Tiêu chuẩn sức khỏe:
– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016.
– Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
(4) Tiêu chuẩn văn hóa:
– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Trường hợp 2: Thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình sau đây:
– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Trường hợp 3: Thuộc một trong các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình sau đây:
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Trường hợp 4: Thuộc một trong các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình sau đây:
– Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
– Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
– Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
– Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
– Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Trường hợp 5: Thuộc trường hợp được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự (đồng nghĩa không được thực hiện nghĩa vụ quân sự):
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
+ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Người khuyết tật;
+ Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018.
– Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016
Các câu hỏi thường gặp
Câu hỏi: Người khám sức khỏe gian dối khi khám sức khỏe NVQS bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi: Vi phạm quy định về nhập ngũ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Câu hỏi: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự phạt như thế nào?
Trả lời:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Trả lời