Tóm tắt nội dung bài viết
- Chân tiết nhiều mồ hôi
- Ra mồ hôi chân nhiều là bệnh gì?
- Rối loạn thần kinh giao cảm
- Nhiễm trùng
- Bệnh tuyến giáp
- Hạ đường huyết
- Ung thư
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh tiểu đường
- Trị mồ hôi chân
- Làm giảm mồ hôi chân hiệu quả
- Rửa chân thường xuyên
- Uống nước nhiều hơn
- Trà đen trị mồ hôi chân
- Trị mồ hôi chân bằng cồn
- Sử dụng vớ phù hợp
- Sử dụng giầy thoáng mát
- Sử dụng sản phẩm khử mùi
- Trị nấm mồ hôi chân
Chân tiết nhiều mồ hôi
Ra mồ hôi chân là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể. Đặc biệt là khi bạn hoạt động nhiều quá mức hoặc thời tiết nắng. Thế nhưng, trong điều kiện bình thường vẫn có nhiều người bị tiết mồ hôi nhiều quá mức. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày mà nó còn khiến chúng ta thiếu tự tin. Bạn băn khoăn không biết ra mồ hôi chân nhiều là bệnh gì và làm thế nào để thoát khỏi nó? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Hội Buôn Chuyện nhé!
Ra mồ hôi chân nhiều là bệnh gì?
Bài tiết mồ hôi là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm. Khi bạn ở trong môi trường quá nóng bức, uống nhiều rượu bia hoặc ăn đồ cay nóng; hệ thần kinh giao cảm sẽ kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn, mồ hôi bốc hơi trên da sẽ mang theo nhiệt lượng dư thừa giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mồ hôi chân quá nhiều còn có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:
-
Rối loạn thần kinh giao cảm
Nếu bạn bị đổ mồ hôi chân bất kể thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng nguyên nhân là do chứng rối loạn thần kinh giao cảm gây ra. Trên thế giới có khoảng 3 – 5% dân số đang sống chung với căn bệnh này. Vị trí ra nhiều mồ hôi thường có tính chất đối xứng như ở 2 bàn tay, 2 bàn chân, 2 nách, đầu mặt… Nếu trong gia đình bạn có người bị đổ mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh giao cảm thì 28% bạn cũng mắc phải chứng bệnh này.
-
Nhiễm trùng
Bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng lao. Người bệnh lao không chỉ bị đổ mồ hôi ở chân mà còn bị đổ mồ hôi toàn thân, mồ hôi thường ra nhiều nhất từ buổi chiều tối kéo dài cho tới đêm. Nếu bị đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt cao, ớn lạnh, ho dai dẳng kéo dài, sụt cân nhanh thì hãy cẩn trọng với bệnh lý này.
-
Bệnh tuyến giáp
Quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormon tuyến giáp (suy giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều kèm theo mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng bất ổn gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống.
-
Hạ đường huyết
Thường gặp ở người bệnh tiểu đường mạn tính do ăn kiêng quá mức hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết gây ra. Lượng đường máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết hormon adrenaline gây đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh…
-
Ung thư
Đổ mồ hôi chân có thể do một số bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… kèm theo triệu chứng sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…
-
Rối loạn nội tiết
Sự thiếu hụt hormon sinh dục testosterone ở nam giới tuổi trung niên và estrogen ở nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hoặc tuổi dậy thì, sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.
-
Bệnh tiểu đường
Biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều ở phần trên cơ thể như chân tay, đầu mặt…
Trị mồ hôi chân
Tùy nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều là gì mà phương pháp khắc phục ở mỗi người sẽ khác nhau. Giải quyết tốt căn nguyên gây đổ mồ hôi chính là nguyên tắc để làm giảm mồ hôi hiệu quả.
Hiện nay, y học hiện đại có một số phương pháp chữa trị sẵn có để giảm mồ hôi chân, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc: Bao gồm thuốc bôi xoa ngoài da để giảm tiết mồ hôi tạm thời và các thuốc uống nhóm kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm… Do các thuốc uống còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ định rất hạn chế.
- Điện di ion: Dòng điện cường độ thấp sẽ ức chế tuyến mồ hôi ở chân khi bạn ngâm tay chân trong 1 dung dịch điện ly, hiệu quả có thể duy trì tối đa 6 tháng/1 liệu trình.
- Tiêm botox: Độc tố botulinum được tiêm dưới da lòng bàn tay, bàn chân sẽ ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết. Hiệu quả thường chỉ kéo dài 6 tháng nên bạn cần phải tiêm nhiều lần.
Làm giảm mồ hôi chân hiệu quả
Việc đổ nhiều mồ hôi khiến cho bàn chân thường có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Để tự tin hơi với đôi chân của mình, bạn nên sử dụng các biện pháp để chữa hôi chân. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý một vài cách chữa hôi chân hiệu quả dành cho bạn.
-
Rửa chân thường xuyên
Thói quen rửa chân sẽ giúp bạn làm sạch mồ hôi và vi khuẩn, đồng thời làm mát da, từ đó giúp giảm mồ hôi chân. Bạn có thể rửa chân 1 – 2 lần một ngày và nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu có chức năng kháng khuẩn như tinh dầu tràm trà hoặc bạch đàn vào nước rửa chân.
-
Uống nước nhiều hơn
Đôi khi nguyên nhân bạn ra nhiều mồ hôi chân nhiều là do cơ thể bị nóng nên tiết mồ hôi để tự làm mát. Vậy nên, thói quen uống nhiều nước trong những ngày nắng nóng hoặc khi tập thể dục giúp bạn điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giảm mồ hôi chân. Những ngày bình thường, bạn cũng nên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe nhé.
-
Trà đen trị mồ hôi chân
Trà đen có thể ngăn ngừa mồ hôi chân rất hiệu quả nên bạn có thể ngâm chân bằng trà đen mỗi ngày một lần, mỗi lần 20 phút. Bạn hãy bỏ hai túi trà đen vào một chậu nước ấm để ngâm chân. Các tannin trong trà đen giúp se lỗ chân lông và làm giảm mồ hôi chân.
-
Trị mồ hôi chân bằng cồn
Để giảm mồ hôi chân nhanh, bạn hãy thoa một lượng nhỏ cồn vào những vùng ra nhiều mồ hôi như kẽ ngón chân. Cồn sẽ giúp chân khô ráo và bớt mùi khó chịu rất nhanh. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng cồn quá thường xuyên vì chất này có thể khiến da bị khô và kích ứng.
-
Sử dụng vớ phù hợp
Bạn hãy chọn vớ phù hợp với thời tiết và những hoạt động trong ngày của mình. Ví dụ như bạn có thể mang vớ cotton trong những tháng nóng để chân thoát mồ hôi tốt hơn và mang vớ len để giữ ấm chân trong những tháng lạnh. Ngoài ra, bạn nên tránh vớ nylon vì loại vải tổng hợp này có thể khiến chân bị bí.
Bên cạnh việc chọn đúng loại vớ, bạn cũng nên thay vớ thường xuyên giữ chân khô ráo và sạch sẽ hơn. Bạn có thể mang theo một đôi vớ dự phòng trong túi hay cất sẵn một đôi ở chỗ làm để dùng khi mỗi khi thấy chân ra mồ hôi. Đây là cách trị ra mồ hôi chân nhanh và tiện khi bạn không có điều kiện rửa chân hay ngâm chân.
-
Sử dụng giầy thoáng mát
Nếu bị ra mồ hôi chân nhiều, bạn hãy tìm mua những đôi giày thoáng khí như giày vải canvas hoặc giày da thay vì những loại giày bí bách. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn giày đúng cỡ chân của mình. Việc mang giày quá chật sẽ chèn ép các ngón chân và khiến mồ hôi chân ra nhiều hơn.
Hiện trên thị trường cũng có một số miếng đệm lót giày có chức năng thấm hút mồ hôi và ngăn mùi. Bạn cũng có thể tìm mua loại đế lót giày này để chân được thông thoáng hơn.
Bạn cũng nên tránh mang một đôi giày hai ngày liên tiếp vì điều này khiến giày không kịp khô sau mỗi lần mang. Sau khi mang giày, bạn hãy phơi giày chỗ khô thoáng trong 1 – 2 giờ.
-
Sử dụng sản phẩm khử mùi
Bàn chân chứa nhiều tuyến mồ hôi hơn các phần khác của cơ thể và mỗi chân có khoảng 125.000 tuyến mồ hôi. Vậy nên bạn cần dùng các sản phẩm khử mùi và ngăn mồ hôi chân để hạn chế bớt hoạt động của các tuyến mồ hôi. Bạn lưu ý đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để biết cách sử dụng đúng nhất.
-
Trị nấm mồ hôi chân
Thuốc trị nấm có thể giúp chân bớt đổ mồ hôi và giảm mùi khó chịu. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để chọn loại thuốc trị nấm thích hợp cho mình. Nếu không có sẵn thuốc trị nấm, bạn có thể rắc ít bột ngô lên chân để hút ẩm tạm thời. Tuy nhiên, bột ngô lại không có chức năng kháng nấm như những loại thuốc chuyên dụng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về mồ hôi chân mà các bạn cần biết. Mong rằng bài viết trên của Hội Buôn Chuyện sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chữa trị bệnh tiết nhiều mồ hôi chân. Chúc các bạn thành công!
Để lại một bình luận