Góc cột cờ Hà Nội những ngày Thu tháng Chín. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Dù hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng cứ vào thời khắc này, những người Hà Nội thế hệ cũ lại bâng khuâng nhớ về giờ phút thiêng liêng đó, với những cảm xúc khó tả. Ngày nay, Hà Nội đã trải qua một chặng đường dài phát triển, hình hài của một Thủ đô hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực cũng đang dần hiện ra. Nhưng chưa khi nào người Hà Nội quên được truyền thống đáng nhớ trong quá khứ, tự hào về lịch sử để thêm tự tin bước vào tương lai.
Ký ức hào hùng
Dù đã ở tuổi 89 nhưng mỗi lần nhắc đến “60 ngày đêm khói lửa” bảo vệ Hà Nội, giam chân giặc Pháp, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng và Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ (19/12/1946-17/2/1947), cụ Đặng Văn Tích, làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội, nguyên là chiến sỹ Vệ út Thủ đô lại tràn đầy nhiệt huyết. Đó là là ký ức hào hùng, không thể nào quên đối với cụ. Khi ấy cụ mới là cậu bé 13 tuổi, tham gia vào một đội quân đặc biệt gồm 175 thiếu niên gọi là Vệ út.
Theo dòng hồi ức, cụ Đặng Văn Tích kể rằng, Liên khu I thời đó chỉ có hai đại đội Vệ quốc đoàn ở Đông Kinh Nghĩa Thục và Đồng Xuân. Liên khu có một đội quân đặc biệt là Vệ út – những đứa em út của các anh Vệ quốc đoàn, cùng tham gia bảo vệ Thủ đô trong những ngày kháng chiến chống Pháp.
Trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, quân ta đã bí mật đục tường làm đường liên thông từ nhà này sang nhà khác ở Liên khu I và Vệ út là những người thuộc các lối đi này. Khi kháng chiến bắt đầu, đồ đạc, cây cối, giường tủ, bàn ghế… được mang ra đường để chặn quân Pháp, Vệ quốc đoàn và dân quân tự vệ không thể tự do đi lại trên phố. Những cậu bé Vệ út len lỏi khắp các trận địa, xuyên qua bức tường đổ của những căn nhà để đi từ góc phố này tới góc phố khác, giữa làn đạn để truyền tin, truyền lệnh từ trung đội, đại đội, trung đoàn, dẫn bộ đội đi tiếp viện cho các trận địa. Cụ Đặng Văn Tích khẳng định, trong “60 ngày đêm khói lửa”, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, các Vệ út khi đó là những chú bé liên lạc, là tấm bia sống bất chấp hiểm nguy, nhiều người đã hy sinh.
Đầu tháng 2/1947, Bộ chỉ huy quyết định đưa Trung đoàn Thủ đô lên an toàn khu để bảo toàn lực lượng cho kháng chiến lâu dài. Ngày 17/2/1947, cùng với các chiến sĩ Vệ quốc quân, các Vệ út của Trung đoàn Thủ đô lặng lẽ rút khỏi Hà Nội. Giữa gió rét, sương mù và mưa phùn, hàng ngàn người lặng lẽ nối nhau đi trong đêm, dưới gầm cầu Long Biên, dọc theo bờ sông Hồng ra đến Chèm, lên thuyền sang Vĩnh Phúc, rồi đi tiếp lên Việt Bắc. Sau những năm tháng kháng chiến trường kỳ, ngày 10/10/1954, Trung đoàn Thủ đô đã về tiếp quản Hà Nội, thực hiện được lời hứa “ra đi hẹn ngày về”.
Những ngày mùa Thu này, trong căn phòng làm việc nhỏ, nhà sử học Dương Trung Quốc ánh lên niềm vui, pha lẫn tự hào khi nhắc về sự kiện ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Khi đó, ông còn nhỏ nhưng được chứng kiến và được sống trong bầu không khí vô cùng phấn khởi, vui tươi những ngày Thủ đô được giải phóng. Hình ảnh quân Pháp hạ cờ ở sân Cột cờ Hà Nội và đoàn quân Pháp rời cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội là ấn tượng khó quên đối với người Thủ đô. Đặc biệt, hình ảnh quân Pháp rút đến đầu phố thì cuối phố mở cửa, chăng cờ đỏ sao vàng cũng để lại nhiều cảm xúc. Vì đó là hình ảnh mang thông điệp Hà Nội được giải phóng, điều mà hàng triệu người dân mong chờ. Ngày giải phóng đó diễn ra một cách hòa bình, không một tiếng súng, tiếng bom, là thắng lợi của Hiệp định Genève năm 1954…
Nhà sử học Dương Trung Quốc kể rằng, hồi đó ông mới ở độ tuổi thiếu nhi, được chứng kiến người dân phố Hàng Đường nơi ông ở, hối hả may cờ để chào đón ngày tiếp quản Thủ đô. Ông cùng các bạn sang phố Cầu Đông học những bài hát trong các buổi sinh hoạt, để chào mừng chiến thắng. Sáng 10/10, quân đội ta tiến vào Hà Nội, trong đó Trung đoàn Thủ đô làm chủ lực. Trung đoàn này cũng là nơi tập hợp hầu hết người con Hà Nội, những người đã từng vào sinh ra tử “60 ngày đêm khói lửa bảo vệ Hà Nội” và từng hẹn ước “ra đi hẹn ngày về”. Đó cũng là ngày hội ngộ đẫm nước mắt của rất nhiều gia đình Hà Nội.
Chiều 10/10/1954, hàng vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức tại sân Cột cờ Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên tung bay trước gió, hòa cùng tiếng còi Nhà hát Lớn nổi lên khiến bao người dân Thủ đô vỡ òa trong cảm xúc. Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đã đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.
Tự tin tiếp nối tương lai
Xem thêm: Trị Viêm Lợi Tại Nhà Hiệu Quả
Hà Nội chào mừng Ngày Quốc khánh “đặc biệt” trong thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận