Tóm tắt nội dung bài viết
- Cận thị là gì?
- Nguyên nhân cận thị
- Mắt có hai phần giúp nhìn thấy các sự vật xung quanh là:
- Ngoài cận thị, còn có một số tật khúc xạ khác bao gồm:
- Phân loại cận thị
- Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)
- Cận thị thứ phát (Induced Myopia Or Acquired Myopia)
- Cận thị ban đêm (Nocturnal Myopia Or Night Myopia)
- Cận thị giả (Pseudo Myopia)
- Cận thị thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)
- Triệu chứng cận thị
Cận thị là gì?
Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở những người dưới 40 tuổi. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc tật cận thị đang gia tăng ở mức đáng báo động đặc biệt là ở giới trẻ. Phần lớn là do trẻ được tiếp cận với các thiết bị điện tử quá sớm, ít tham gia hoạt động ngoài trời. Cùng Hội Buôn Chuyện tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cận thị ngay dưới đây nhé:
Mặc dù nguyên nhân chính xác của sự tăng nhanh tỷ lệ người mắc tật cận thị trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhiều bác sĩ nhãn khoa cho rằng nó có liên quan đến việc tình trạng mắt mệt mỏi do sử dụng máy tính và các công việc nhìn gần kéo dài khác hoặc do di truyền.
Nguyên nhân cận thị
Nguyên nhân gây ra tật cận thị có thể là do di truyền, thói quen sống,… Cụ thể:
- Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học: ngồi học không đúng tư thế, cúi quá gần sách vở.
- Không cho mắt nghỉ ngơi, để mắt làm việc quá nhiều giờ liên tục.
- Học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ dưỡng chất.
- Tiếp xúc quá nhiều với các nguồn sáng nhân tạo: máy tính, smartphone, Ipad,…
- Cận thị có tính chất gia đình, thông thường bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì con cái có thể bị cận thị lên đến 100%.
- Củng mạc yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết của bệnh nhân nên không giữ được thành nhãn cầu ổn định.
Mắt có hai phần giúp nhìn thấy các sự vật xung quanh là:
- Giác mạc: Đây là một lớp mô mỏng, trong suốt nằm phía trước bề mặt của mắt
- Thủy tinh thể: Là một cấu trúc rõ ràng, có kích thước và hình dạng giống chiếc kẹo M & M.
Con mắt có hình dạng bình thường sẽ có độ cong mượt mà, giống như bề mặt của một viên bi. Chỉ khi giác mạc và thủy tinh thể có độ cong (khúc xạ) như vậy thì ánh sáng mới có thể tới để tạo thành hình ảnh tập trung rõ nét ở võng mạc, bộ phận sau đáy mắt.
Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong không đều và mượt mà thì các tia sáng không thể chiếu đúng trên võng mạc, gây ra tật khúc xạ.
Cận thị xảy ra khi giác mạc bị cong quá mức, làm ánh sáng không lọt vào võng mạc mà tập trung ở phía trước võng mạc, dẫn đến các vật quan sát bị mờ đi khi ở vị trí xa.
Ngoài cận thị, còn có một số tật khúc xạ khác bao gồm:
- Viễn thị: Ngược lại với cận thị, viễn thị xảy ra khi nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc bị cong quá ít. Ở người lớn mắc bệnh viễn thị thì cả hai vật thể gần và xa đều bị nhìn mờ.
- Loạn thị: Loạn thị xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể của một bên mắt cong hơn mắt còn lại. Loạn thị không làm mắt bị mờ tầm nhìn.
Phân loại cận thị
-
Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)
Đây là loại cận thị phổ biến nhất, bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học từ 10 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần có độ cận dưới 6 diop và thường đi kèm với loạn thị.
Nguyên nhân do mắt thường xuyên phải làm việc trong khoảng cách gần khiến thủy tinh thể phải phồng lên, không xẹp xuống lại được. Bệnh thường là do chế độ làm việc và di truyền.
Bệnh phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.
-
Cận thị thứ phát (Induced Myopia Or Acquired Myopia)
Nguyên nhân gây cận thị thứ phát: Sơ hóa thủy tinh thể (nuclear sclerosis). Tác dụng phụ do tiếp xúc với một số loại thuốc kê đơn. Đường huyết tăng cao (do bệnh tiểu đường) và một số nguyên nhân khác.
-
Cận thị ban đêm (Nocturnal Myopia Or Night Myopia)
Cận thị ban đêm là tình trạng tầm nhìn bị giảm vào ban đêm hoặc khi ánh sáng yếu, nhưng ban ngày tầm nhìn của mắt vẫn bình thường. Khi bị bệnh, đồng tử sẽ điều tiết giãn ra để thu được nhiều ánh sáng hơn dẫn đến việc hình ảnh sẽ bị biến dạng khi tới mắt.
-
Cận thị giả (Pseudo Myopia)
Tình trạng này xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, khiến các cơ thể mi – phụ trách chỉnh khả năng điều tiết mắt- bị co cứng, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời.
Biểu hiện của cận thị giả cũng như cận thị bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi.
-
Cận thị thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)
Đây là loại cận thị nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn.
Nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mắt.
Tuy nhiên, bệnh loại này là khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ, vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kịp thời phát hiện cận thị học đường và điều trị.
Triệu chứng cận thị
Các triệu chứng cận thị có thể bao gồm:
- Tầm nhìn mờ khi nhìn vào các vật ở xa
- Cần nheo mắt hoặc đóng một phần mí mắt để nhìn rõ
- Nhức đầu do mỏi mắt
- Khó nhìn thấy khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm (cận thị ban đêm)
Cận thị thường xuất hiện sớm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đang ngồi trên ghế nhà trường. Trẻ bị cận thị có biểu hiện:
- Nheo mắt dai dẳng
- Cần ngồi gần hơn với tivi, màn hình phim hoặc phía trước lớp học
- Dường như không nhìn rõ được các vật ở xa
- Nháy mắt quá mức
- Chà mắt thường xuyên
Trên đây là nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến bệnh cận thị ở mắt. Mong rằng qua bài viết này của Hội Buôn Chuyện các bạn sẽ tìm hiểu được nguyên nhân nguồn gốc bệnh cận thị từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học để bản thân có được đôi mắt sáng và khỏe mạnh!
Để lại một bình luận