Tóm tắt nội dung bài viết
- COVID-19 tàn bạo như thế nào?
- Đến sáng 3/8/2021 theo thống kê của Bộ Y Tế:
- Trong đó Việt nam chúng ta có:
- Một thảm họa chưa từng thấy tại Ấn Độ
- Chắc chắn là có nhiều người chết vì Covid.
- Chính phủ bị chỉ trích
- UNICEF báo động thảm kịch trẻ mồ côi
- Thảm họa tại indonesia
- Các bệnh viện quá tải, hàng trăm bác sỹ tử vong vì Covid-19
- Covid-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn thế giới
COVID-19 tàn bạo như thế nào?
Từ thời điểm tháng 12/2019 khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 bùng lên, đã càn quét qua rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng lo ngại, những người cao tuổi, người có bệnh lý nền, và người có miễn dịch suy yếu là những đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng của Covid-19 và đe dọa tính mạng. Cùng Hội Buôn Chuyện tìm hiểu qua những ảnh hưởng to lớn do COVID-19 gây ra:
Đến sáng 3/8/2021 theo thống kê của Bộ Y Tế:
- Tổng ca nhiễm trên thế giới là: 199.595.039,
- Ca đang nhiễm là: 15.262.842,
- Ca khỏi bệnh là: 180.083.311,
- Ca tử vong: 4.248.886.
Trong đó Việt nam chúng ta có:
- Số ca mắc COVID-19: 165.339
- Đang được điều trị: 116.489
- Số người đã khỏi bệnh: 46.965
- Số người dã tử vong: 1.881
AFP cho biết, với kỷ lục mới này, tổng cộng tại Ấn Độ – đất nước có 1,3 tỷ dân – đã có 238.270 người chết vì Covid-19, gần 21,9 triệu ca nhiễm bệnh. Bất chấp nguồn hỗ trợ từ quốc tế, số bệnh nhân chết ở ngay cửa bệnh viện vốn dĩ đã bị quá tải tiếp tục tăng lên. Theo nhiều chuyên gia, điều tệ nhất sẽ xảy ra trong nhiều tuần tới khi dịch bệnh đạt đỉnh.
Khảo sát nêu rõ, hàng triệu trẻ em trên thế giới đã mất cơ hội được học tập do các biện pháp hạn chế được áp dụng để kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, sức khỏe tâm thần và thể chất của các em bị ảnh hưởng về lâu dài. Báo cáo nhận định, so với năm 2020, đại dịch đã gây ra những tác động vượt xa dự báo. Báo cáo khẳng định, việc phục hồi hoạt động giảng dạy là chìa khóa để tránh “một thảm họa thế hệ đối với trẻ em” do đại dịch COVID-19.
Một thảm họa chưa từng thấy tại Ấn Độ
Chịu ảnh hưởng của một làn sóng lớn do Sars-cov-2 biến thể Delta, Ấn độ đã chịu thiệt hại rất lớn từ trước tới nay. Không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mà về người cũng rất nhiều.
Cô Céline, một y tá người Pháp làm việc tại Bénarès, trả lời ban tiếng Pháp đài RFI cho biết « tình hình thật thê thảm ». Cách nay hai tuần, 20 giàn thiêu lộ thiên được đốt cùng một lúc, trong khi bình thường tối đa chỉ có từ 6-7. Đây là điều chưa từng thấy trong vòng hơn 12 năm qua. Phải chăng chính quyền cũng đang che giấu số liệu chính thức ? Cô Celine giải thích :
« Về con số người chết chính thức, tôi thấy, chẳng hạn như tại thành phố Bénarès này, mỗi ngày người ta thông báo có 8 người qua đời vì Covid-19 hay tối đa là 14 người. Nhưng ngay tại điểm hỏa thiêu, cách nay một tuần rưỡi hay hai tuần, từ 150-200 thi thể được đưa đến.
Không hẳn những người đó chết vì Covid, nhưng ở đây là 150 đến 200 trong khi trước đó trung bình mỗi ngày có 80 vụ hỏa thiêu. Tất cả số người chết đó từ đâu mà ra và đã không được cập nhật thống kê ?
Chắc chắn là có nhiều người chết vì Covid.
Còn về phần các bệnh viện, người ta thấy rõ là có vấn đề. Thiếu dưỡng khí, thiếu giường bệnh, thiếu nhân sự là không bình thường. Người dân sợ hãi. Người ta không đến làm việc nữa hoặc là bản thân họ cũng mắc bệnh và không thể đến được. Đây thật sự là một tình trạng thảm họa, người ta chưa từng thấy điều đó bao giờ cả ! »
Chính phủ bị chỉ trích
Trước thảm họa này, lãnh đạo phe đối lập, Rahul Gandhi kêu gọi thủ tướng nên ban hành phong tỏa toàn quốc để tránh cho dịch bệnh tiếp tục lây lan, tàn phá đất nước và nhiều nước khác. Dưới làn mưa chỉ trích, chính phủ thủ tướng Narendra Modi đã để cho chính quyền các bang quyền tự do ra quyết định các biện pháp chống dịch.
Nếu như tại New Dehli và Bombay tình hình có vẻ ổn định trở lại nhờ các nguồn viện trợ dưỡng khí từ quốc tế, thì giờ đây, tại các vùng nông thôn, virus corona đang lan rất nhanh.
UNICEF báo động thảm kịch trẻ mồ côi
Dịch COVID-19 đang trở thành chủ đề bàn luận của tất cả mọi người. Thông tin về loại vi-rút này và cách phòng tránh xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nắm bắt thông tin xác thực là chìa khóa giúp bạn chuẩn bị đúng cách cũng như bảo vệ bản thân và những người thân yêu. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thảm họa Covid-19 tại Ấn Độ trong hai tháng Tư và Năm 2021 vừa qua, với những ngày số ca nhiễm vượt mức 400.000, bên cạnh số tử vong thường nhật từ 3.000 đến 4.000 người đã khiến ca thế giới kinh hoàng. Thế nhưng từ hai tuần lễ nay, khu vực Đông Nam Á đang gây lo ngại, đặc biệt là tại ba nước Indonesia, Malaysia và Miến Điện, nơi tỷ lệ tử vong theo đầu người đã vượt qua Ấn Độ vào thời kỳ đỉnh điểm của dịch bệnh.
Trong bối cảnh này, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cảnh báo, với nhịp độ cứ mỗi phút có hai người thiệt mạng, số trẻ em mồ côi tại Ấn Độ cũng đang tăng lên. Đại diện UNICEF tại Ấn Độ, bà Yasmine Haque cảnh báo nguy cơ trẻ em mồ côi trở thành nạn nhân của những tình trạng lạm dụng tệ hại nhất, trong khi số lượng xin nhận con nuôi bất hợp pháp tăng vọt trên các trang mạng xã hội. Tổ chức quốc tế này kêu gọi chính phủ Ấn Độ nên có những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ số trẻ em này.
Thảm họa tại indonesia
Trong tháng 7, số ca lây nhiễm COVID-19 theo ngày của Indonesia đã vượt số ca của Ấn Độ. Thậm chí, số ca tử vong mới trong ngày do COVID-19 tại Indonesia những ngày qua đã vượt qua cả Brazil, Nga và Ấn Độ, đứng đầu thế giới.
Cho đến nay, đã có hơn 73.000 người Indonesia tử vong vì COVID-19. Chỉ tính riêng ngày 19/7, Indonesia ghi nhận 1.338 ca tử vong do COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo Aljazeera, khi các bệnh viện quá tải, các bác sĩ buộc phải từ chối người bệnh, dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều người tử vong khi đang cách ly. Nhiều người thậm chí chưa bao giờ có cơ hội được điều trị bởi một chuyên gia y tế.
Lapor COVID-19 là một nhóm độc lập thu thập và đối chiếu dữ liệu liên quan đến đại dịch. Ahmad Arif, một trong những người đồng sáng lập của nhóm, cho biết nghiên cứu của họ chỉ ra rằng số người chết thực tế cao gấp 3-5 lần số liệu của chính phủ.
Các bệnh viện quá tải, hàng trăm bác sỹ tử vong vì Covid-19
“Hầu hết những người tử vong khi đang cách ly đều gặp khó khăn khi tiếp cận các bệnh viện. Tình trạng ngày càng xấu đi, ngay cả khi cố gắng đưa họ đi bệnh viện nhưng vì quá tải, họ đã tử vong tại nhà”, anh nói. “”Chúng tôi thấy rằng cái chết của những người cách ly là dấu hiệu của y tế đang sụp đổ”, anh nhận định.
“Các ca tử vong khi đang cách ly đã bắt đầu xuất hiện bên ngoài Java. Tuần trước, chúng tôi đã nhận được dữ liệu về những người chết ở Riau, Lampung, Đông Nusa Tenggara, Kalimantan, và nhiều nơi khác”, Ahmad cho biết.
Các bệnh viện ở Indonesia bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu nguồn cung oxy, thiếu máy thở, hàng triệu người chờ để được vào khu vực cách ly. Với tổng số trên 2,7 triệu người nhiễm và trên 70.000 người tử vong, nhiều người lo ngại dịch COVID-19 tại Indonesia vẫn chưa đạt đỉnh.
Câu hỏi mà hầu như tất cả các chuyên gia đều đặt ra là vì sao các quốc gia Đông Nam Á lại bị nặng như hiện nay, trong bối cảnh mà nhiều nước như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, trong những đợt dịch trước đây, thường được ca ngợi là đã thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Covid-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn thế giới
Khởi nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, đến nay, đại dịch Covid-19 đã bùng phát ở 222 quốc gia. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Về kinh tế, hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát dịch bệnh thành công bước đầu, nhưng Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thông hàng hóa, một số ngành như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, v.v. Bài viết tổng hợp thông tin và tập trung phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số ý kiến.
Covid-19 thật tàn khốc phải không các bạn? Đây chỉ là 1 phần nhỏ mà Hội Buôn Chuyện đưa ra. Mong rằng mọi người hay chú ý sức khỏe để qua đại dịch này.
Để lại một bình luận