Thuốc tím là loại hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi hiện nay, đây là một chất sát trùng, xử lý rộng rãi trong dược phẩm, sát khuẩn thức phẩm, thủy sản và dùng trong một số thao tác y tế định. Tuy nhiên trong một số trường hợp thuốc tim bị lạm dụng và dẫn đến hậu quả khó lường.
Tóm tắt nội dung bài viết
Vậy thuốc tím có đặc điểm và tính chất như thế nào?
– Thuốc tím hay còn có công thức hóa học là kali pemanganat, có công thức hóa học là KMnO4. Hóa chất tan rất mạnh trong nước tạo thành dung dịch tím mãnh liệt, dung dịch loãng có màu tím đỏ, việc cho bay hơi nó để lại các tinh thể hình lăng trụ màu tím đen lấp lánh.
Thuốc có một số đặc tính nổi bật như: Là chất oxy hóa mạnh, sẽ gây bốc cháy hoặc phát nổ nếu kết hợp với chất hữu cơ khác, bị phân hủy nhiệt độ trên 200 độ C và 100g nước hòa tan được 6,4g KMnO4.
Hiện nay thuốc tím được sản xuất và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và lưu hành trên thị trường dưới hình thức là dạng bột hoặc tinh thể.
>>> Bấm vào link để mua hóa chất methyl ethyl ketone trong công nghiệp may mặc giá rẻ nhất
Tác dụng và những ứng dụng của thuốc tím KMnO4 là gì?
1. Cơ chế kết tủa sắt Fe và manganese Mn trong nước
Thuốc tím thường được sử dụng để oxy hóa Fe, Mn các hợp chất gây mùi và vị của nước. Để oxy hóa 1mg Fe và 1mg Mn cần 0,94 và 1,92mg tương ứng trong 15 phút.
3F e2 + KMnO4 + 7H2 O => 3F e ( OH ) 3 + MnO2 + K + 5H
3M n2 + 2KM nO4 + 2H2 O => 5M nO2 + 2K + 4H
Thuốc tím KMnO4 được biết đến là một trong những loại hóa chất công nghiệp ngành thủy sản được sử dụng rộng nhất vì có tính sát trùng diệt khuẩn trên diện rộng, làm trong nước, diệt các loại tảo lam…
2. Thuốc tím đối với cơ chế sát trùng
– Khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo của thuốc tím nhờ vào việc oxy hóa trực tiếp màng tế bào và thông qua đó, phá hủy các enzyme đóng vai trò quan trọng của quá trình trao đổi chất của tế bào và từ đó tiêu diệt vi sinh vật.
Không những vậy, còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: chất hấp thụ khí gas, chất chống nhiễm trùng trong nước, dùng làm chất oxi hóa, trong hóa phân tích dùng định lượng nhiều chất, chất oxi hóa của đường saccharin, vitamin C, chất làm bay màu của tinh bột, vải dệt, trong y học, dung dịch KMnO4 loãng được dùng để sát khuẩn, tẩy uế, rửa các vết thương, tẩy rửa sống…
Cách ước lượng nhu cầu sử dụng thuốc tím khi làm trong nước
Thuốc tím thương mại ở dạng tinh thể hoặc dạng bột, đối với thuốc tím, phải hòa tan trong nước rồi nước rưới đều khắp bề mặt ao để tăng hiệu quả sử dụng. Xử lý sẽ làm giảm lượng PO3 trong nước, sau khi sử dụng. Phải xử lý loại thuốc này trước khi bón phân và không sử cùng lúc với thuốc diệt cá.
– Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào lượng vật chất hữu cơ trong môi trường nước. Vì vậy, việc ước lượng thuốc tím sử dụng là cực kỳ quan trọng. Nếu không lượng thuốc sẽ phản ứng với chất hữu cơ, trở nên trung tính và không đủ độc lực tiêu diệt mầm bệnh.
– Khi bắt đầu nên sủ dụng với 2mg/l, sau đó quá trình chuyển màu từ nước tím sang hồng diễn ra trong vòng 8 -12 giờ, nghĩa là lượng thuốc tím sử dụng đã đủ không cần tăng thêm.
– Nếu trong vòng 12 giờ xử lý màu nước chuyển sang màu nâu, điều này được xác định là chưa đủ liều, do đó cso thể thêm 1 – 2mg/l nữa.
– Lưu ý nhỏ nữa là sử dụng thuốc tím nên được bắt đầu vào sáng sớm để có thể quan sát sự chuyển màu của dễ dàng từ 8 – 12 giờ.
>>> Giới thiệu loại dung môi màu thực phẩm chuyên dụng: Dung môi propylene glycol
Liều dùng thuốc tím phù hợp khi sử dụng
– Dùng để khử mùi và tạo vị nước: liều lượng tối đa 20mg/l
– Ở liều lượng 2-4mg/l sẽ tạo nên khả năng diệt khuẩn, liều lượng diệt khuẩn phải dựa vào mức độ chất hữu cơ trong nước. Vì vậy tốt nhất nên dùng phương pháp ước lượng được mô tả ở phần trên.
– Với liều lượng khoảng 50mh/l hoặc cao hơn có khả năng diệt virus
Lưu ý khi sử dụng thuốc tím:
– Cần tính toán chính xác lượng nước trong ao để tránh lãng phí cũng như là đủ độc lực để tiêu diệt mầm bệnh
– Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao vì thuốc tím là chất oxy hóa mạnh
– Có thể diệt tảo trong ao, thiếu oxy có thể diễn ra, thường tăng cường quạt nước sau xử lý
– Dùng thuốc tím chung với một số loại thuốc sát trùng khác như formaline, H2O2…
– Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến thủy sản, vì vậy khoảng cách giữa 2 lần xử lý ít nhất là 4 ngày, theo dõi quan sát sức khỏe thủy sản và tôm cá cần xử lý.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về Cellulose Acetate
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận