Khi đã không thiếu tiền, con người ta mới có thể nghĩ được tới những cái cao vời hơn tiền bạc. Gửi 15-20% thu nhập hàng tháng vào một tài khoản riêng và sử dụng 80% còn lại cho các chi phí khác
Nếu bạn là một người quá hoang phí, bị tiền hạn chế sẽ trở thành thường thái
Cuộc sống của một người nhận được bao nhiêu lương tiêu hết bấy nhiêu là như nào?
Trong khoảng 10 năm gần đây, xung quanh tôi luôn có rất nhiều trưởng hợp như này:
Tôi có một vài bạn bè cũng như bạn học, vì giá nhà tăng trong vài năm trở lại đây mà họ khá chật vật, họ tuy lương tháng không ít, nhưng vì mức tiêu dùng khá cao, cũng không có thói quen tiết kiệm tiền, nên việc kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu là chuyện thường gặp, đặc biệt là những người sống ở các thành phố trung tâm, vì không có tiền mà hoặc là sống ở ngoại thành, hoặc là cuối cùng phải từ bỏ thành phố mà về quê.
Còn có những người, bỗng nhiên muốn học thêm một kĩ năng tay trái nhưng vì không đủ tiền tiết kiệm mà phải rời lại, bỏ lỡ mất thời gian học tập. Trước đó tôi làm trong ngành CG, có một lần tôi tuyển học viên cho một hãng phim hoạt hình lớn, có một vài học viên rất muốn học, nhưng vì học phí quá cao với họ nên đành ngậm ngùi tiếc nuối.
Tiết kiệm tiền là cách đầu tư thần kỳ nhất
Còn có những người, lương tháng không thấp, nhưng nay ăn nhà hàng, mai ăn liên hoan, nay mua đủ các thứ từ quần áo tới túi xách rồi giày dép…
Con muốn đi học thêm, không lấy đâu ra tiền, nhà muốn mua cái máy giặt mới, tiền đâu hết cả? Lúc nào cũng nghĩ tới chuyện đổi việc, dù có đổi việc thì cũng không dám từ từ tìm, chỉ dám đưa ra quyết định trong chốc lát vì ngày nào cũng cần phải tiêu tới tiền…
Vậy mới nói, không có tiền tiết kiệm trong tay, bạn sẽ tự mình làm lỡ rất nhiều cơ hội!
Lúc có tiền, bạn không xem tiền là gì, lúc hết tiền, tiền chẳng xem bạn ra gì, bạn sẽ phát hiện ra rằng, rất nhiều chuyện trong cuộc sống đều bị hạn chế.
Người biết tiết kiệm, có đủ tự tin để hiện thực hóa ước mơ
Có tiền, quả thực rất quan trọng với một người, chỉ có điều là tầm quan trọng của nó lại thường bị tụt lại phía sau, vì vậy mà bình thường mọi người không quá chú ý tới.
Tiết kiệm tiền có ảnh hưởng lớn ra sao tới sự nghiệp của một người?
Tôi có một anh bạn tên A., công việc đầu tiên của anh ấy là bán máy tính, trước đó thì anh ấy cũng đã từng làm qua rất nhiều việc như phát tờ rơi, nhân viên phục vụ, sale hay thậm chí cả bán hàng vỉa hè…
Đi làm được khoảng 2 năm, anh ấy quyết định nghỉ việc, muốn làm việc gì đó ý nghĩa hơn. A. có một đặc điểm đó là khả năng tư duy sâu rất mạnh, về chuyện tìm việc, A. luôn cho rằng khi còn chưa rõ mình giỏi cái gì, có thể làm công việc gì, anh ấy nhất định không làm công việc mà mình chưa ưng ý.
Khi bạn có thói quen tiết kiệm tiền, bạn sẽ có đủ tự tin để nghỉ việc, để từ chối công việc mà mình không thích, bạn có thể từ từ đợi cơ hội, từ từ sạc điện, bạn có thể tạm đặt mình ở trạng thái “thử việc” trong một khoảng thời gian.
A. chính là người như vậy, vì có cái tự tin này, A. thong dong nghỉ việc trong 2 năm để không ngừng học tập, làm mới và tìm kiếm cho mình phương hướng mới. 2 năm sau, A. cuối cùng tìm được cho mình công việc phù hợp – kỹ sư phát triển phần mềm.
Đây cũng có thể xem là công việc chính thức đầu tiên của A. Cuộc đời A. giống như bắt đầu bước sang một trang mới, năm sau kiếm được nhiều tiền hơn năm trước. Có được công việc với một mức lương không hề nhỏ, nhưng A. vẫn không tiêu tiền lung tung. Vẫn sống trong căn nhà trọ chỉ vài triệu tiền thuê, quần áo cũng chỉ khoảng 200-300 ngàn, rất ít khi ra ngoài ăn uống. Khoảng 4 năm sau, A bắt đầu có thu nhập cũng bằng một nửa lương chính từ nghề tay trái.
Một năm sau, A. cùng một đồng nghiệp khác quyết định xin nghỉ việc để sang Nhật. Nửa năm đầu khi ở Nhật, việc tìm kiếm được một cơ hội thích hợp là khá khó khăn, tuy ăn uống vẫn cần tiết kiệm vì tiêu dùng ở Nhật cao hơn rất nhiều trong nước, nhưng vì có số tiền dành dụm trước đó mà họ vẫn có thể yên tâm từ từ học tiếng Nhật và tìm kiếm cho mình môi trường phát triển phù hợp.
Vậy mới nói, sức ảnh hưởng của việc tiết kiệm đối với sự nghiệp của A. chính là: khi có ý định nghỉ việc, thứ mà anh ấy quan tâm không còn phải là tiền bạc, mà là sự tiến bộ và phát triển. Thứ mà anh ấy suy nghĩ không phải là công ty cũ làm bao nhiêu tiền, công ty mới làm bao nhiêu tiền, liệu mình có tìm ngay được công việc mới trong tháng tới hay không, anh ấy có thừa thời gian và tiền bạc hỗ trợ để thong dong nghĩ xem là rốt cuộc thì một công việc như nào sẽ đưa anh ấy lên một tầm cao mới…?
Đây chính là sự tự tin mà tiền tiết kiệm đem lại cho một người, khi đã không thiếu tiền, con người ta mới có thể nghĩ được tới những cái cao vời hơn tiền bạc.
Một năm sau khi sang Nhật, A. tìm được đối tác ở Nhật, anh ấy bắt đầu hợp tác nghiệp vụ, sau đó thì tách ra tự mình khởi nghiệp, hiện tại sở hữu hai công ty phần mềm ở Nhật Bản.
A. thậm chí còn từng chia sẻ rằng anh ấy hoàn toàn không lo về chuyện có thể kiếm được tiền hay không, bởi lẽ số tiền anh ấy có trong tay, có thể đủ sức duy trì hai công ty vận hành dù thua lỗ trong 3 năm, dù trong 3 năm công ty không kiếm ra được đồng lãi nào thì cũng không sao, anh ấy vẫn trụ được.
Tới năm 2019, công ty phần mềm của A. đã được niêm yết tại Mỹ.
Có được kết quả này không chỉ nhờ sự kiên trì, bền bỉ, nỗ lực không ngừng, mà còn bởi thói quen tiết kiệm của A. Khi có tiền dư trong tay, bạn sẽ không hoảng sợ, bước đi tự tin hơn người khác, và mọi lựa chọn đều không bị giới hạn bởi tiền bạc.
Thay đổi thói quen tiêu sài hoang phí, bất kể có kiếm được bao nhiêu, hãy trích ra một phần để tiết kiệm
Tiết kiệm tiền, trước hết là để dùng làm nguồn dự phòng cho những “trận chiến” dài hơi, thứ hai là để giải quyết những tình huống bất trắc nảy sinh bất cứ lúc nào.
Trên thực tế, nhiều sếp lớn trong các công ty đã hình thành cho mình thói quen tiết kiệm tiền trước tuổi 20, họ tiết kiệm một nửa thu nhập hàng tháng của mình, họ cho rằng một nửa số tiền tiết kiệm hàng tháng này là “thời khắc mấu chốt” của họ.
Có thể bạn không biết rằng Warren Buffett đã bắt đầu tiết kiệm tiền khi ông vẫn còn làm nghề bán báo, ông đã tiết kiệm tất cả số tiền có thể tiết kiệm được. Ông nói rằng bí quyết làm giàu của mình là: tiết kiệm, đầu tư, tiếp tục tiết kiệm, tiếp tục đầu tư …
Nhiều người có thể nói rằng mỗi tháng, họ phải chi rất nhiều tiền cho việc thuê nhà, giải trí, gửi về nhà… vậy thì làm sao họ có thể tiết kiệm được tiền?
Tôi từng nghe được một câu nói như này: “Nếu số tiền bạn kiếm ngay bây giờ là không đủ, thì ngay cả khi bạn kiếm được số tiền gấp đôi hiện tại, nó vẫn không đủ”. Vì vậy, trong cuộc sống, không phải bạn không có tiền để dành, mà là bạn có ý thức và có muốn hình thành thói quen để thực hiện điều này hay không.
Cuối cùng, tôi khuyên bạn nên bắt đầu tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt:
Gửi 15% -20% thu nhập hàng tháng của bạn vào một tài khoản riêng và sử dụng 80% còn lại cho các chi phí khác.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng thực tế không có sự khác biệt nào quá lớn giữa sử dụng 80% thu nhập và sử dụng 100% cho cuộc sống.
Rồi sẽ có lúc bạn cảm thấy cảm ơn số tiền mà mình tiết kiệm được tới nhường nào!
Để lại một bình luận