Cho đến nay, chưa có 1 chế độ ăn nào được sử dụng như một phương pháp điều trị khi bạn bị hạ bạch cầu trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa chất. Tuy nhiên, một số loại thức ăn dưới dây, từng được biết đến với những tác dụng tích cực đối với hệ miễn dịch, rất cần được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn trong thời gian điều trị hóa chất.
Xem thêm: Điều Trị Hôi Miệng Dứt Điểm Tại Nhà
1. Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A
Vitamin C và vitamin E cải thiện sức mạnh của hệ miễn dịch cơ thể chúng ta bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất bạch cầu và cả những kháng thể chống lại vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chỉ cần bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại trái cây sẵn có (trái cây tươi, nước hoa quả, sinh tố…) đã có thể cung cấp đủ cho bạn lượng Vitamin C cần thiết. Trong khi đó, không khó để đảm bảo nhu cầu 60mg Vitamin E mỗi ngày với các loại ngũ cốc và nhiều loại hạt khác (hạt điều, các loại đậu, hạt óc chó, hạt chìa, vừng, mè…), chưa kể đến các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin E rất phong phú.
Bên cạnh đó, dựa trên tác dụng làm tăng số lượng các tế bào diệt tự nhiên, các tế bào bạch cầu trong máu cùng với khả năng chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể bạn, Vitamin A và Beta-Carotene có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, có nhiều trong các loại rau, củ, quả có màu đỏ: cà rốt, bí đỏ, ớt…
2. Axít béo Omega-3
Axít béo Omega-3 có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi, giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tăng cường hoạt động của các đại thực bào (dạng hoạt hóa của các tế bào bạch cầu khi có tác nhân lạ như vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể). Dạng Axít béo này có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hàn gắn các tổn thương của các tế bào, gặp phải trong thời gian điều trị hóa chất hay xạ trị.
3. Kẽm
Kẽm giúp các “chiến binh” bạch cầu hoạt động mạnh mẽ hơn, sản xuất nhiều kháng thể hơn, đồng thời tạo thuận lợi có quá trình sản xuất các tế bào máu ở tủy xương, do đó, rất hữu ích khi bạn đang trong thời gian điều trị hóa chất với nhiều nguy cơ bị giảm bạch cầu.
Những thức ăn giúp bạn bổ sung kẽm như các loài hải sản (cua, ghẹ, nghêu, sò, ngao, ốc, hến…), các loại đậu, các loại thịt (bò, gà…).
4. Sữa chua
Thành phần Probiotics dồi dào trong sữa chua đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy sản xuất bạch cầu. Bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày trong thời gian điều trị hóa chất còn là một phương pháp hữu hiệu cải thiện vị giác, cảm giác ngon miệng và hoạt động tiêu hóa của bạn.
5. Tỏi
Bạn nhận thấy tỏi luôn nằm trong danh sách tốp 10 những loại thức ăn tốt cho sức khỏe? Đúng vậy, có rất nhiều tác dụng tốt của tỏi lý giải cho điều này. Các thành phần Sulfides và Allicin có trong tỏi giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, đồng thời tỏi cũng cung cấp cho cơ thể 1 lượng lớn chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có hại.
Soạn bởi: BS. Trần Trung Bách
Bạn đang đọc: Ăn gì khi bị hạ bạch cầu?
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Đời sống
Để lại một bình luận