Tóm tắt nội dung bài viết
- Trị hôi miệng tại nhà hiệu quả
- 1. Trị hôi miệng với lá bạc hà
- 2. Trị hôi miệng bằng trà xanh
- 3. Trị hôi miệng bằng chanh tươi
- 4. Trị hôi miệng tại bằng gừng tươi
- 5. Trị hôi miệng bằng lá thì là
- 6. Trị hôi miệng với mật ong + bột quế
- 7. Trị hôi miệng bằng vỏ bưởi
- 8. Trị hôi miệng với lá ổi
- 9. rị hôi miệng bằng lá mùi tàu
- 10. Trị hôi miệng bằng giấm táo
- Phòng ngừa hôi miệng hiệu quả
- 1. Vệ sinh sạch sẽ
- 2. Làm sạch lưỡi
- 3. Giữ miệng ẩm ướt
- 4. Điều trị răng sớm
- 5. Không hút thuốc
- 6. Hạn chế uống cà phê
- 7. Nhai rau mùi tây
- 8. Tránh ăn hành, tỏi
- 9. Súc miệng kỹ
- 10. Khám bác sĩ
Trị hôi miệng tại nhà hiệu quả
Trị hôi miệng tại nhà hiệu quả – Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng. Hôi miệng có thể do sức khỏe răng miệng xấu, chải răng không đúng cách, do thức ăn bị mắc trong răng, do vi khuẩn gây ra hoặc cũng có thể do một số loại thực phẩm cay như tỏi và hành tây…
Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bệnh hôi miệng cũng đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng những cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả dưới đây sau bài viết của Hội Buôn Chuyện.
1. Trị hôi miệng với lá bạc hà
Lá bạc hà có tính mát và nổi tiếng với hương vị thơm mát đặc trưng, có tính khử mùi và kháng khuẩn rất cao.
Cách thực hiện:
Chỉ cần giã lá bạc hà tươi ra lấy nước. Hòa nước này với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 để súc miệng hàng ngày. Nếu có thể ăn sống được lá bạc hà sẽ có công dụng tốt hơn.
2. Trị hôi miệng bằng trà xanh
Chất polyphenol trong trà xanh có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như giúp khử mùi hôi một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, những người thường xuyên uống trà xanh sẽ không bị hôi miệng và những người bị hôi miệng có thể dùng nước trà xanh súc miệng nhiều lần trong ngày.
Cách thực hiện:
Bạn có thể sử dụng trà xanh như nước uống hàng ngày vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và giúp răng chắc khỏe hơn, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Hoặc cũng có thể sử dụng nước trà xanh để nguội để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Việc súc miệng hàng ngày với trà xanh sẽ giúp loại bỏ dần dần vôi răng và tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.
3. Trị hôi miệng bằng chanh tươi
Chanh có tính sát khuẩn và có vị thanh nên khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất có trong chanh khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.
Cách thực hiện:
– Dùng vỏ chanh đã được rửa sạch nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.
– Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ mất dần đi.
4. Trị hôi miệng tại bằng gừng tươi
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Nhờ có vị cay, tính nóng, ấm và chứa nhiều tinh dầu thơm đặc biệt giúp khử mùi hôi rất hiệu quả. Ngoài công dụng chữa hôi miệng thì gừng còn có thể giúp chữa ho, lạnh bụng, giải cảm, …
Cách thực hiện:
Để khắc phục mùi hôi miệng tức thời thì bạn chuẩn bị vài lát gừng rồi cho vào nước sôi khoảng 5 phút, sau đó thêm một chút muối biển vào, dùng dung dịch này súc miệng ngày 2 lần/ngày sẽ thấy công dụng trị hôi miệng rất hiệu quả.
5. Trị hôi miệng bằng lá thì là
Thì là, một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn.
Cách thực hiện:
Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu quả tương tự.
6. Trị hôi miệng với mật ong + bột quế
Mật ong có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng. Quế là hương liệu trong đông y có mùi hương dễ chịu. Khi kết hợp mật ong và quế trị hôi miệng không những giúp hơi thở trở nên thơm mát dễ chịu mà đầu óc cũng trở nên thử giãn hơn.
Cách thực hiện:
Sử dụng 2 muỗng cà phê bột quế + 2 muỗng cà phê mật ong pha với 1 ly nước nóng, sau đó khuấy đều. Để hỗn hợp nguội rồi dùng để súc miệng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn hôi miệng, hương thơm của quế sẽ giúp cải thiện hơi thở đáng kể.
7. Trị hôi miệng bằng vỏ bưởi
Bưởi là loại trái cây dễ tìm, chúng ta có thể tìm thấy ở khắp các chợ và siêu thị. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi cùng với tính cay giúp loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả.
Để trị hôi miệng tại nhà với vỏ bưởi bạn làm như sau:
Cách thứ 1: Nhai trực tiếp vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. Thực hiện trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước ấm. Bạn cũng có thể rửa sạch vỏ bưởi và cắt thành từng miếng nhỏ để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong 2-3 ngày.
Cách thứ 2: Sử dụng vỏ của một trái bưởi đun sôi với 300ml nước. Để nước sôi khoảng 10 phút sau đó cho thêm một chút muối vào rồi tắt bếp. Đợi nước nguội sau đó dùng để súc miệng hàng ngày.
8. Trị hôi miệng với lá ổi
Ổi là loại cây ăn trái quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá ổi có công dụng trị hôi miệng vô cùng tuyệt vời. Trong lá ổi có chứa nhiều các chất như: Tannin, Phosphoric, Oxalic, … có tác dụng loại sạch mảng bám và khử mùi hôi miệng cự kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Lấy 2-3 lá ổi non rửa sạch rồi nhai trực tiếp khoảng 5 phút. Sau đó súc miệng lại với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý, khi nhai nhớ đảo đều trong miệng để giúp làm sạch ác kẻ răng hiệu quả.
– Ngoài ra, bạn có thể dùng 1 nắm lá ổi rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 300ml nước, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phế muối vào khấy đều. Để nguội và lọc lấy nước dùng để súc miệng hàng ngày.
9. rị hôi miệng bằng lá mùi tàu
Mùi tàu còn gọi là ngò gai, bên trong chứa nhiều tinh dầu nên có mùi rất thơm. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm và các chất: Protid, Phosphor, Vitamin C, Glucid, … nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng rất tốt.
Cách thực hiện:
Sử dụng khoảng 50gr lá mùi tàu rửa sạch và sắt nhỏ thành khúc. Tiếp theo, đun sôi lá mùi tàu đã sơ chế trước đó với 100ml nước và 1 muỗng cà phê muối. Để nước sôi khoảng 10 phút để các chất trong lá mùi tàu ra hết sau đó tắt bếp. Chờ nước nguội và dùng để súc miệng mỗi ngày, thực hiện 3-5 lần/ngày.
10. Trị hôi miệng bằng giấm táo
Giấm táo là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên. Trong giấm táo chứa nhiều thành phần rất tốt như: Axit amin, axit axetic, các vitamin và khoáng chất. Nhờ chứa nhiều axit và các khoáng chất nên giấm táo có tác dụng khử trùng cao và tốt cho sức khỏe răng miệng.
Để trị hôi miệng tại nhà với giấm táo bạn thực hiện bằng cách pha loãng giấm táo với nước rồi dùng để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Phòng ngừa hôi miệng hiệu quả
1. Vệ sinh sạch sẽ
Đánh răng là điều cần thiết để làm sạch răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn có thể gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2-3 lần mỗi ngày trước khi ăn và sau khi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Ngoài ra, có thể sử dụng nước súc miệng, nhai kẹo bạc hà để “lấn át” mùi hôi.
2. Làm sạch lưỡi
Cần làm sạch lưỡi sau khi đánh răng. Vi khuẩn còn sót lại trên lưỡi cũng có thể là thủ phạm gây hôi miệng.
3. Giữ miệng ẩm ướt
Sự tạo thành nước bọt tự nhiên sẽ giữ cho miệng không bị khô, bởi khi khô miệng sẽ có xu hướng trở thành mùi. Do đó, nên dưỡng ẩm miệng bằng cách nhấm nháp nước, nước trái cây để thoát khỏi hơi thở hôi.
4. Điều trị răng sớm
Những bệnh răng miệng như sâu răng, áp xe răng, mảng bám cao răng, … cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Do đó, nếu thấy các dấu hiệu bệnh, bạn nên sớm tìm đến nha sĩ để ngăn chặn và điều trị kịp thời, hiệu quả.
5. Không hút thuốc
Thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe, làm răng xỉn màu mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, tốt nhất nên bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.
6. Hạn chế uống cà phê
Những đồ uống nóng có chứa caffeine có thể làm khô miệng. Do đó, nên hạn chế thức uống chứa nhiều caffeine như cà phê.
7. Nhai rau mùi tây
Mùi tây là một loại thảo dược có tác dụng như một chất làm sạch miệng trị hôi miệng tại nhà rất tốt. Vì vậy, nhai rau mùi tây sau bữa ăn để giữ cho hơi thở được thơm mát.
8. Tránh ăn hành, tỏi
Tránh ăn quá nhiều tỏi, hành, và các loại thực phẩm có hương vị nặng mùi có thể lưu lại lâu trong miệng.
9. Súc miệng kỹ
Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn, để loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa. Đặc biệt, đối với trường hợp phụ nữ mang thai, sau các bữa ăn phụ, ăn vặt nên súc miệng lại bằng nước sạch.
10. Khám bác sĩ
Có một số trường hợp hôi miệng xuất phát từ bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, việc khám bác sĩ, sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân, điều trị triệt để bệnh.
Trên đây Hội Buôn Chuyện đã đưa ra những phương pháp giúp bạn trị hôi miệng tại nhà, cải thiện lại hơi thở. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm hôi miệng thì cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có được phương án điều trị hôi miệng thích hợp và tối ưu, mang lại hiệu quả cao nhất.
Để lại một bình luận