Mẹo nuôi con nhàn tênh của mẹ Việt giúp con mập mạp, mới 4 tháng đã gần 9kg
Sinh con khỏe mạnh, đáng yêu đã là niềm hạnh phúc của bất kì bà mẹ nào nhưng chăm con phát triển toàn diện lại là một quá trình dài và đầy khó khăn, không phải ai cũng có thể làm tốt được. Đó là lý do khiến nhiều mẹ luôn trăn trở, khi mà “con nhà người ta” thì luôn mập mạp khỏe mạnh, con mình thì gầy còm, xanh xao.
Nhiều người thường cho rằng việc bé khỏe mạnh hay ốm yếu là do cơ địa và “giống”. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần yếu tố rất nhỏ quyết định đến sức khỏe của bé. Phần lớn vẫn phụ thuộc vào cách nuôi dạy con của người mẹ.
Hiểu được vấn đề đó trong quá trình nuôi đứa con lớn, chị Q. (Phúc Tân – Hoàn Kiếm – HN) đã nắm sẵn được rất nhiều kinh nghiệm trong tay để có thể tự tin khi nuôi con thứ hai Quỳnh Châu (tên thân mật là Bột Mập) bụ bẫm, khỏe mạnh và “được nết”. Đó là lý do vì sao mà đến nay bé được hơn 4 tháng tuổi đã có cân nặng 8,5 kg.
Chị Q. và bé Bột Mập.
Chị nuôi dạy bé lớn Hải Đăng như thế nào và rút ra được những kinh nghiệm gì cho lần nuôi con thứ hai?
Khi sinh con đầu lòng, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên mình khá vất vả trong việc chăm con, chủ yếu là nghe theo lời khuyên của các bà các mẹ. Rồi cũng làm theo “lối mòn” cũ như con khóc thì cho bú luôn, bế dong cho con bú, đêm đêm phải nằm cạnh thì bé mới ngủ được…
Tuy nhiên cũng chỉ vì thế mà mình thấy con dựa hơi mẹ quá nhiều, cứ thiếu mẹ là lại khóc đòi, dẫn đến mẹ vất vả mà con cũng khổ. Đến khi có Bột Mập mình không còn nuôi con theo cách đó nữa mà lập ra phương pháp khoa học cho cả mẹ và con.
Các cữ ăn của Bột Mập được thay đổi như thế nào so với anh trai?
Mình xác định từ bé là không bế khi cho con ăn, không cho ăn dong và phải ăn đúng cữ. Đang ngủ cũng không cho ăn, bé khóc thì vỗ về cho ngủ tiếp khi nào bé thức hẳn mới được ăn.
Bột Mập được nhiều người yêu thích bởi thân hình bụ bẫm, đáng yêu.
Do mình phải sinh mổ, lúc đầu chưa có sữa cho con nên ăn sữa ngoài từ nhỏ dần thành quen. Cứ 3-5 tiếng sẽ cho con ăn một lần với lượng sữa khoảng 100-150ml, tùy theo nhu cầu của bé chứ không ép buộc. Đặc biệt, sau khi ăn xong mình thường cho bé nằm và vỗ ợ hơi. Luyện thêm thói quen cho con bằng cách ngậm ti giả.
Ngoài sữa mẹ chị có cho bé ăn bổ sung?
Ngoài cho con uống sữa công thức và sữa mẹ, mình chỉ cho con uống bổ sung vitamin D từ khi được 10 ngày tuổi vì mình thấy rất nhiều trường hợp các bé thường bị thiếu vitamin D. Trong khi đó vitamin D có tầm quan trọng rất lớn đối với trẻ nhỏ.
Nhiều người cho rằng khi bé khóc nghĩa là cần mẹ, mẹ nên bế con lên để trấn an. Theo chị điều này có đúng?
Theo mình trẻ sơ sinh khóc là chuyện bình thường mẹ không cần phải bế con lên ngay lập tức mà cần từ từ tìm hiểu nguyên do để xử lý.
Nuôi con bụ bẫm và khỏe mạnh cần có phương pháp ăn nghỉ khoa học.
Thông thường nếu con no mà vẫn khóc trong khi đó cũng không “đi nặng” thì mình thường vỗ nhẹ để trấn an con thôi. Nếu bé có gắt ngủ quá mình mới bế lên ôm, vỗ nhẹ cho con ngủ rồi đặt xuống. Nhưng quan trọng nhất với trẻ sơ sinh ngay từ đầu là vẫn cần im lặng để con ngủ đủ giác, tuyệt đối không rung, bế dong hay nằm võng.
Như thế chị đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ của con sơ sinh?
Đúng vậy. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Nếu con không ngủ đủ giấc thì thường quấy khóc và làm nũng mẹ hơn.
Quan điểm của mình về giấc ngủ của con đó là cần phải vệ sinh sạch sẽ thân thể và yên tĩnh khi ngủ.
Mình thường có thói quen tắm cho con ngày 2 lần vào buổi trưa và trước 8h tối để con ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, mình thấy nhiều mẹ thường bật đèn khi ngủ cho con nhưng điều này không tốt. Vào ban ngày thì bật điện sáng nhưng đêm thì tắt đèn tuyệt đối dù bé có ngủ hay không.
Nhiều người cho rằng bé bụ bẫm, mập mạp chưa chắc đã khỏe?
Mình không đồng tình quan điểm này vì Bột Mập nhà mình là bụ sữa. Cơ thể và cân nặng của trẻ còn sẽ thay đổi rất nhiều khi lớn lên, đặc biệt là thời kì ăn dặm. Nên mình không lo lắng quá về việc con mập.
Lời khuyên của chị dành cho các mẹ khi chăm con là gì?
3 vấn đề quan trọng khi chăm con mà mình luôn đặt ra từ đầu đó là:
– Hạn chế hoặc tuyệt đối không bế con khi ăn, bế dong ru bé đi khắp nơi.
– Đối với trẻ con thì cần phải giữa im lặng. Nhất là khi ngủ.
– Thường xuyên kiểm tra chân tay của con để xác định bé khỏe hay ốm.
Cảm ơn chị về những chia sẻ!
Trẻ 3 tháng tuổi tăng cân chậm có phải suy dinh dưỡng không?
Hỏi
Chào bác sĩ!
Bé gái nhà em hiện được 14 tuần tuổi, lúc mới sinh nặng 3.1kg. Bé bú mẹ hoàn toàn nhưng bú không nhiều, khoảng 7-10 phút là bé nhả không ngậm ti nữa. Hiện tại bé nặng 4.9kg. Tháng đầu tiên bé tăng 900g, tháng thứ 2 tăng 600g, tháng thứ 3 tăng 300g. Bác sĩ cho em hỏi, bé tăng cân chậm như vậy có phải đang bị suy dinh dưỡng không ạ? Có biện pháp nào cải thiện không ạ? Mong bác sĩ tư vấn, em xin cảm ơn.
Cẩm Giang (1992)
Trả lời
Chào bạn!
Sự phát triển về thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng lý thú với nhiều thay đổi ngạc nhiên. Sự tăng trưởng của trẻ cả về cân nặng lẫn chiều cao cho thấy sự thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của bé. Trẻ em trung bình tăng khoảng 15-25gr/ ngày.
Thường trẻ tăng cân nhanh trong 6 tháng đầu trung bình:
- Từ 0-6 tháng tuổi, cân nặng trung bình tăng trên 800gr /tháng trở lên.
- Từ 6-12 tháng tuổi trung bình cân nặng tăng 500gr -600gr/ tháng
Vậy bé nhà bạn tháng thứ 2 tăng 600gr/ tháng, tháng thứ 3 tăng 300 gr/ tháng. Con không có bị ốm mà bé bú mẹ 7-10 phút/ bữa thì có thể do trẻ ăn chưa đủ làm cho trẻ tăng cân chậm, không tăng cân. Bạn cần cho trẻ ăn tăng số lượng sữa bằng cách đổ thìa thêm cho trẻ sau mỗi bữa mà trẻ bú chưa đủ và có thể tăng bữa bú 1 ngày lên cách 2-3 h cho trẻ bú/ lần.
Nếu trẻ vẫn ăn không đủ bạn cần cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn cụ thể.
Để lại một bình luận