Đối với nhiều người việc thức dậy sớm không phải là điều đơn giản, việc ngủ nướng và đi làm trễ là chuyện không hiếm gặp. Để có thể thức dậy sớm bạn cần phải thiết lập lại thói quen về giấc ngủ của chính mình, hình thành được thói quen thức dậy sớm hiệu quả.
Tóm tắt nội dung bài viết
- I. Tự thay đổi chính mình
- 1. Chọn thời gian báo thức phù hợp vào buổi sáng
- 2. Khi mới bắt đầu tập thói quen thức dậy sớm bạn nên chọn thời gian sớm hơn 30 phút so với bình thường
- 3. Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon
- 4. Hãy phấn khích
- II. Ngủ ngon hơn
- 1. Xây dựng thói quen vào ban đêm
- 2. Giảm bớt đèn khoảng một giờ trước khi bạn đi ngủ
- 3. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn dễ dàng dậy sớm hơn
- 6. Điều chỉnh nhiệt độ
- III. Thức dậy dễ dàng hơn
- 1. Đặt đồng hồ báo thức xa tầm với của bạn
- 2. Tránh báo lại đồng hồ báo thức của bạn
- 3. Đánh thức các giác quan của bạn
- IV. Thay đổi lối sống
- 1. Tập thể dục trong ngày
- 2. Tránh uống đồ uống chứa caffein vào ban đêm
- 3. Ngủ nhiều hơn vào những ngày sau khi bạn ngủ chưa đủ giấc
- 4. Tránh ăn nhiều bữa trước khi đi ngủ
- Làm thế nào để dậy sớm không mệt mỏi
- 6 bước giúp bạn thức dậy sớm mỗi ngày
- 6 bước giúp bạn thức dậy sớm mỗi ngày
I. Tự thay đổi chính mình
1. Chọn thời gian báo thức phù hợp vào buổi sáng
Xác định được mốc thời gian phải thức dậy vào buổi sáng là điều rất tốt, bạn đã có mục tiêu để hướng đến. Đây là mục tiêu bạn cần đạt được mỗi ngày trong tuần. Tuy nhiên, bạn cần xác định khoảng thời gian phù hợp để giúp dần dần hình thành thói quen dậy sớm và tránh gây sốc cho cơ thể.
– Bạn cần thực hiện thói quen này ở các ngày trong tuần, kể cả cuối tuần. Cho đến khi bạn tập được thói quen dậy sớm.
2. Khi mới bắt đầu tập thói quen thức dậy sớm bạn nên chọn thời gian sớm hơn 30 phút so với bình thường
Nếu bình thường bạn thức dậy vào lúc 8 giờ sáng, thì việc chọn thời gian dậy sớm là 6h thì không hề khả thi một chút nào. Vì sự thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và bạn sẽ cảm thấy hối hận về quyết định của mình và có thể bạn sẽ bỏ luôn ý định dậy sớm.
Do vậy, khi bắt đầu tập thói quen dậy sớm bạn nên chọn mốc thời gian thức dậy trước 30 phút so với bình thường, bạn nên thức dậy vào lúc 7h30. Điều này sẽ giúp cơ thể quen dần với việc dậy sớm.
3. Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon
Bạn không thể dậy sớm nếu thức quá khuya và không ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng. Việc đi ngủ vào lúc 1 giờ sáng và thức dậy vào lúc 6h sáng có lẽ sẽ là việc rất khó khăn đối với bạn. Do vậy, để có thể thức dậy sớm, bạn cần đi ngủ sớm hơn. Khoa học chứng mình nếu bạn có một giấc ngủ ngon và đủ giấc trong đêm sẽ giúp bạn thức dậy sớm sẽ dễ dàng hơn.
4. Hãy phấn khích
Để có thể thức dậy và ra ngay khỏi giường vào buổi sáng, bạn cần phải có một động lực mạnh mẽ nào đó, có thể là một công việc khiến bạn cảm thấy thích thú muốn làm vào buổi sáng .
II. Ngủ ngon hơn
1. Xây dựng thói quen vào ban đêm
Để có được giấc ngủ ngon vào ban đêm bạn cần xây dựng cho mình những thói quen phù hợp vào ban đêm trước khi ngủ như nghe nhạc cổ điển, hoặc tập các bài tập thư giãn như Yoga. Không nên có các hoạt động nặng trước khi đi ngủ vì nó sẽ khiến cho bạn khó có thể chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
2. Giảm bớt đèn khoảng một giờ trước khi bạn đi ngủ
Phòng quá sáng khiến bạn khó có thể chim vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cố gắng tắt màn hình TV, máy tính hoặc điện thoại một giờ trước khi bạn muốn đi ngủ.
3. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn dễ dàng dậy sớm hơn
Đó là một sự thật đơn giản, nhưng điều đó không có nghĩa là nó ít quan trọng hơn: ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn thức dậy sớm hơn. Cái nào phù hợp với bạn?
– Dễ dàng thức dậy sớm hơn nếu bạn có thời lượng ngủ đúng theo khuyến cáo trong đêm.
– 7 đến 9 giờ ngủ cho nam giới.
– 8 đến 9 giờ ngủ cho phụ nữ.
– 9 đến 10 giờ ngủ cho phụ nữ mang thai.
– 10 đến 12 giờ ngủ cho trẻ em và người già.
6. Điều chỉnh nhiệt độ
Việc điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có được một giấc ngủ ngon.
III. Thức dậy dễ dàng hơn
1. Đặt đồng hồ báo thức xa tầm với của bạn
Khi nó nằm ngoài tầm với, bạn buộc phải thức dậy và ra khỏi giường. Đặt nó bên cạnh giường của bạn chỉ khiến bạn bấm tắt và ngủ lại điều này không hề tốt cho thói quen dậy sớm bạn muốn xây dựng.
2. Tránh báo lại đồng hồ báo thức của bạn
Ngay khi chuông báo thức reo, hãy ra khỏi giường để bắt đầu buổi sáng. Cuối cùng bạn sẽ thức dậy và cảm thấy tốt hơn rằng bạn đã kiên trì vượt qua cơn buồn ngủ buổi sáng. Nhảy ra khỏi giường và suy nghĩ về những việc thật tuyệt vời mà bạn muốn làm.
3. Đánh thức các giác quan của bạn
Một khi bạn đã ra khỏi giường, hãy hoạt động nhẹ như đi lại hít thở, hoặc có thể đi pha 1 tách cà phê hoặc trà, uống 1 ly nước lạnh, hoặc đi tắm. Các hoạt động như vậy giúp đánh thức các giác quan của bạn. Khi cơ thể và tâm trí của bạn được kích thích, bạn sẽ không cảm thấy buồn ngủ nữa.
– Ánh sáng và âm thanh cũng vậy, ngoài hương vị, mùi và xúc giác. Mở rèm cửa, bật một vài bản nhạc sẽ giúp bạn dễ dàng chiến thắng cơn buồn ngủ vào mỗi sáng.
IV. Thay đổi lối sống
1. Tập thể dục trong ngày
Nhiều bác sĩ tin rằng tập luyện cường độ vừa phải vào buổi chiều giúp mọi người có thời gian ngủ hợp lý hơn. Vì vậy, hãy đến phòng tập thể dục, tham gia một đội bóng. Các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn ngủ sớm hơn.
– Cố gắng không tập thể dục vào ban đêm gần giờ ngủ. Tập thể dục vào ban đêm làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, khiến bạn khó ngủ hơn.
2. Tránh uống đồ uống chứa caffein vào ban đêm
Nó sẽ giữ cho cơ thể bạn tỉnh táo và cuối cùng gây ra chứng mất ngủ. Giới hạn mức tiêu thụ hàng ngày của bạn dưới 500 mg mỗi ngày.
3. Ngủ nhiều hơn vào những ngày sau khi bạn ngủ chưa đủ giấc
Mọi người cần ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau khi họ không ngủ đủ giấc vào ngày hôm trước. Vì vậy, nếu bạn chỉ có 5 hoặc 6 giờ ngủ vào thứ Hai, hãy siêng năng về việc ngủ 10 đến 11 giờ vào thứ ba để bù đắp cho sự thiếu hụt của bạn. Nếu không, bạn có thể sẽ gặp tình trạng luôn buồn ngủ vào mỗi sáng.
– Tuy nhiên, đừng ngủ trưa trong thời gian dài để bù cho cho điều đó. Nếu bạn cần ngủ trưa, hãy cố gắng ngủ trước 3 giờ chiều và giới hạn chỉ dưới 45 phút. Điều đó sẽ mang lại sự nghỉ ngơi nhiều nhất trong khi vẫn cho bạn cơ hội ngủ ngon sau đó vào ban đêm.
4. Tránh ăn nhiều bữa trước khi đi ngủ
Việc ăn quá nhiều vào ban đêm và trước khi ngủ không chỉ xấu cho vòng eo của bạn, mà còn khiến bạn rất khó ngủ.
Làm thế nào để dậy sớm không mệt mỏi
6 bước giúp bạn thức dậy sớm mỗi ngày
Thức dậy sớm là một thói quen hữu ích giúp bạn khởi đầu ngày mới tràn đầy sức sống, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Hiện nay bạn ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày và thức dậy lúc mấy giờ?
Buổi sáng là khoảng thời gian cơ thể khoẻ mạnh và đầu óc tỉnh táo nhất trong ngày. Thức dậy sớm là một thói quen hữu ích giúp bạn khởi đầu ngày mới tràn đầy sức sống, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Hiện nay bạn ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày và thức dậy lúc mấy giờ? Nếu bạn đã có giấc ngủ trên dưới 7 giờ và thức dậy trước 5 giờ thì xin chúc mừng bạn vì đó là thói quen của những người thành đạt nhất thế giới và dĩ nhiên bạn không cần đọc tiếp những nội dung bên dưới. Nếu bạn ngủ quá nhiều, thường xuyên thức dậy trễ hay luôn vội vã mỗi buổi sáng thì xin hãy dành chút thời gian quý báu của mình xem 6 bước giúp bạn thức dậy sớm mỗi ngày.
Thức dậy sớm chưa bao giờ là chuyện đơn giản đối với rất nhiều người. Một khi đã xác định được lý do tại sao mình thường xuyên thức dậy muộn, hẳn bạn sẽ có cách tạo dựng thói quen thức dậy sớm cho riêng mình. Bên dưới là 6 gợi ý giúp bạn thực hiện kế hoạch dậy sớm cho mình.
Thức dậy sớm giúp tinh thần sảng khoái, học tập và làm việc rất hiệu quả.
Các công trình nghiên cứu về bộ não của con người chỉ ra rằng bên trong bộ não tồn tại 2 trạng thái đối lập là “trạng thái thức” và “trạng thái ngủ” được thay đổi luân phiên nhau. Khi bạn ngủ, “trạng thái ngủ” lan toả khắp bộ não và hệ thống thần kinh khiến bạn chỉ muốn nghỉ ngơi và không muốn làm bất cứ việc gì khác. Ngược lại vào ban ngày, “trạng thái thức” giúp bạn tỉnh táo trong mọi hoạt động. Mặc dù chu kỳ thay đổi được diễn ra tự nhiên như một phản xạ nhưng con người có thể chủ động điều chỉnh bằng ý thức và hành động của mình.
Sau một đêm dài nghỉ ngơi, sức khoẻ cơ thể bạn được phục hồi hoàn toàn và sẵn sàng cho mọi hoạt động. Nếu bạn đã tỉnh ngủ nhưng vẫn không rời khỏi giường, “trạng thái thức” chưa áp đảo hoàn toàn trạng thái trước đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, muốn ngủ tiếp và chưa sẵn sàng cho các hoạt động trong ngày. Trái lại, nếu bạn nhanh chóng rời khỏi giường ngay khi thức dậy, từ trong vô thức thì hành động này buộc bộ não phải chuyển sang “trạng thái thức” để điều khiển các hoạt động của cơ thể, lúc này cả cơ thể nói chung và bộ não nói riêng đều khoẻ mạnh, đầy phấn chấn.
Cơ thể khoẻ mạnh, cảm giác sảng khoái và tràn đầy sức sống mỗi buổi sáng giúp bạn suy nghĩ thông suốt mọi vấn đề, góp phần tạo nên những suy nghĩ và cảm xúc tích cực cho suốt ngày dài của bạn.
Thức dậy sớm giúp bạn có thêm thời gian làm những điều mình muốn
Bạn có thường đọc sách, nghe nhạc, xem thời sự hay thong thả ngồi thiền mỗi buổi sáng không? Cuộc sống bận rộn khiến ta luôn cảm thấy thiếu thời gian để làm những điều mình thích.
Bằng cách dậy sớm, bạn sẽ có thêm 1-2 giờ để làm bất cứ điều gì mình thích. Thử làm một phép tính nhỏ để tính toán lợi ích của việc dậy sớm:
– Mỗi ngày bạn thức dậy sớm 1.5 giờ
– Đây là khoảng thời gian bạn suy nghĩ và làm việc hiệu quả nhất
– Từ nay bạn tạo cho mình thói quen dậy sớm trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời, trên dưới 60 năm
– Tổng thời gian mà bạn tiết kiệm được sẽ là 32.850 giờ, tức khoảng 4 năm.
Hãy suy ngẫm về con số 4 này, nếu cuộc đời của bạn có thêm 4 năm không ăn không ngủ nhưng sức khoẻ luôn dồi dào, đầu óc luôn minh mẫn, được tự do suy nghĩ, sáng tạo và làm những điều mình thích thì đổi lại bạn sẽ được những gì? Đây quả là một điều lý tưởng mà nhiều người mơ ước.
Không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người và cho dù câu trả lời của bạn như thế nào đi chăng nữa thì cũng thật tuyệt bởi ít nhất bạn được sống là chính mình và làm những điều mà mình thích.
6 bước giúp bạn thức dậy sớm mỗi ngày
Mỗi buổi sáng khi đồng hồ báo thức reo lên, John vội tắt chuông với cảm giác mệt mỏi. John tự nhủ giấc ngủ và sức khoẻ là quan trọng hơn hết, cần tự thưởng cho mình thêm vài phút nghỉ ngơi trước khi bắt đầu ngày làm việc căng thẳng, thế rồi John nằm tiếp 5 phút, 10 phút… và cuối cùng rời khỏi giường với cảm giác mệt mỏi như ban đầu. John năm nay đã 22 tuổi và thường xuyên bắt đầu một ngày mới như thế.
Bạn có như John không? Nếu câu trả lời của bạn là có thì hãy vui lên bởi hôm nay bạn sẽ hiểu được lý do và có thêm động lực để thay đổi tất cả. Rất nhiều người như John và bạn hãy vượt qua số đông ấy để tạo thói quen tốt hơn cho mình. Nếu bạn không như John, bạn có thể tham khảo các nguyên nhân bên dưới để chắc rằng sau này mình không bao giờ phạm phải, đồng thời chia sẻ kiến thức để giúp đỡ mọi người có thói quen tốt như mình.
Nguyên nhân thứ nhất, không có động lực để rời khỏi giường
Tâm lý con người luôn muốn làm những điều mình thích. Nếu bạn thích ngủ nướng hơn là thức dậy với tâm trạng buồn chán và không có việc gì để làm thì việc dậy sớm quả là bất khả thi. Khi đang ngủ say, việc thức dậy vốn dĩ đã khó, nếu không có động lực thì lại càng khó hơn.
Nguyên nhân thứ hai, do thói quen ngủ nướng
Thói quen xấu là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản bạn đến với thành công. Có 2 dạng thói quen ngủ nướng: một là ngủ nướng mà không nhận thức được đây là thói quen xấu, hai là ngủ nướng mặc dù vẫn biết thói quen này xấu. Bạn có hay ngủ nướng không? Khi ấy bạn ở dạng nào?
Không có kế hoạch rõ ràng
Nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc thức dậy sớm là điều quan trọng nhưng nếu không có một kế hoạch hành động rõ ràng thì bạn sẽ khó lòng tạo thói quen thức dậy sớm được. Có kế hoạch rõ ràng và kiên trì thực hiện kế hoạch của mình mới là con đường đúng đắn để tạo dựng thói quen.
Đọc đến đây, hẳn bạn đã có được cái nhìn bao quát về thói quen thức dậy sớm. Nhiệm vụ tiếp theo là bắt tay vào hành động, hãy bắt đầu bằng các câu hỏi để tự xây dựng mục tiêu cho riêng mình:
– Bạn có thường xuyên tập thể dục không, nếu có thì bao nhiêu phút mỗi ngày? Bạn có nghĩ rằng mình nên điều chỉnh thời gian tập thể dục hay không?
– Buổi sáng bạn thực sự muốn làm những công việc gì? Một số gợi ý hữu ích cho bạn như: nghe nhạc, đọc sách, nghe radio, xem ti vi, đọc báo, học bài, dọn dẹp nhà cửa,…
Bạn cần ghi rõ các mục tiêu của mình ra giấy bởi nếu chỉ đọc bài viết này và suy nghĩ thì chẳng bao lâu nữa bạn sẽ quên tất cả và nhanh chóng kết thúc mọi cố gắng của mình.
Thông thường thời gian để xây dựng một thói quen là 20-30 ngày, hãy chọn một cột mốc để đánh giá kết quả sự nỗ lực của bạn.
Việc lên kế hoạch cho buổi sáng rất quan trọng, điều này quyết định tính khả thi cho thói quen thức dậy sớm của bạn, dưới đây là một số câu hỏi gợi ý giúp bạn xây dựng kế hoạch cho riêng mình:
– Hiện tại bạn ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?
– Bạn thường đi học/đi làm lúc mấy giờ?
– Bạn muốn có thêm bao nhiêu giờ mỗi ngày để làm công việc mình ưa thích?
– Vậy thì thức dậy lúc mấy giờ là hợp lý nhất?
Sau khi thức dậy, trình tự và khoảng thời gian thực hiện các công việc trong ngày như thế nào?
Ở độ tuổi 15-60, thời gian ngủ hợp lý trong khoảng 7-9 giờ mỗi ngày. Thời gian cụ thể tuỳ theo tình trạng tâm sinh lý của mỗi người, ngoài ra bạn cũng cần sắp xếp thời gian đi ngủ và thức dậy cho phù hợp với công việc và hoàn cảnh của riêng mình.
Khi lên kế hoạch, bạn cần lưu ý rằng các công việc cần được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, tối ưu nhất. Cần chắc chắn rằng mỗi buổi sáng khi thứ dậy bạn biết chính xác tiếp theo mình cần làm những gì.
Khi đã có một bản kế hoạch hoàn hảo cho riêng mình, đừng chần chừ thêm nữa, bạn hãy áp dụng ngay cho buổi sáng tiếp theo. Việc thức dậy sớm sẽ trở thành thói quen khi bạn lặp đi lặp lại bản kế hoạch của mình trong nhiều ngày liên tiếp.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, có thể những thói quen nhỏ gợi ý bên dưới sẽ hữu ích cho bạn:
– Đặt đồng hồ báo thức ở xa tầm tay.
Điều này giúp bạn chấm dứt thói quen “tắt chuông ngủ nướng” vào mỗi buổi sáng
– Thức dậy ngay khi đồng hồ báo thức reo.
Đừng cố nằm thêm một vài phút, hãy nghĩ xem ngày hôm trước, cảm giác của bạn giữa 2 thời điểm ngay trước khi thức dậy và sau khi thức dậy như thế nào? Bạn sẽ ngạc nhiên vì chỉ trong khoảnh khắc, 2 cảm giác này hoàn toàn trái ngược nhau.
– Vào buổi tối hôm trước, đừng quên lên kế hoạch ngày hôm sau
Một bản danh sách những việc thường làm sẽ cực kỳ hữu ích khi tạo động lực giúp bạn thức dậy sớm.
– Tập thể dục mỗi buổi sáng
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể bạn luôn khoẻ mạnh. Khi đã có thói quen tập thể dục, hẳn mỗi buổi sáng bạn sẽ muốn thức dậy sớm để tiếp tục tập luyện.
– Làm công việc mình yêu thích vào buổi sáng
Đây là động lực lớn dành cho bạn, bạn sẽ cố gắng hơn nếu thành quả của việc dậy sớm là có thêm thời gian để làm những việc mình thích.
Việc chia sẻ thói quen dậy sớm của bản thân mình với người khác sẽ có tác dụng như một lời hứa, điều này tạo tác dụng tích cực giúp bạn vượt qua chính mình. Thói quen thức dậy sớm và sự cố gắng mỗi ngày là một hành động đẹp, đừng ngại chia sẻ trải nghiệm của mình với mọi người xung quanh.
Hãy ghi lại tất cả sự cố gắng của mình vào bảng theo dõi thói quen
Định kỳ hàng tuần hoặc cuối tháng, hãy tổng hợp lại kết quả nỗ lực của bạn, cùng phân tích qua các câu hỏi và đưa ra những điều chỉnh để kế hoạch của mình hoàn thiện hơn:
– Thời gian thức dậy của bạn đã hợp lý chưa?
– Thói quen của bạn có bị gián đoạn không?
– Điều gì cản trở việc bạn thức dậy sớm?
– Kế hoạch của bạn có cần điều chỉnh chỗ nào không?
Để lại một bình luận