Nhận biết ngôi thai trước khi sinh nở sẽ giúp các mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn, đồng thời có những phương án xử lý kịp thời nếu ngôi thai không thuận. Vậy, làm thế nào để nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi này!
Tóm tắt nội dung bài viết
- Tìm hiểu ngôi thuận của thai nhi?
- 1.1. Ngôi thai là gì?
- 1.2. Ngôi thuận là gì?
- 1.3. Ngôi thai nào là ngôi thai tốt nhất?
- 2. Khi nào thai nhi quay đầu
- 3. Cách nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận
- 3.1. Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận qua cử động của thai nhi
- 3.2. Mẹ phán đoán ngôi thai bằng tay
- 3.3. Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận qua phương pháp siêu âm
- 4. Thai nhi quay đầu sớm khiến sinh sớm?
- 5. Những lời khuyên của bác sĩ giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí
- Mẹo hay giúp thai nhi quay đầu dễ dàng?
- 7 động tác đơn giản giúp thai nhi xoay đầu thuận ngôi
- Mẹ hãy nằm nghiêng
- Mẹ giơ chân lên cao
- Mẹ đi bộ
- Động tác bò
- Bơi lội
- Cho trẻ nghe nhạc hay nói chuyện với trẻ
- Gập người
Tìm hiểu ngôi thuận của thai nhi?
1.1. Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là một thuật ngữ chỉ tư thế của thai nhi so với cổ tử cung của mẹ. Khi chuyển dạ, phần ngôi thai sẽ di chuyển theo ống sinh, ra âm đạo và lọt ra ngoài trước. Những tháng đầu của thai kỳ (trước tuần 24), ngôi của thai nhi thường di chuyển không ngừng, do kích thước thai nhi còn nhỏ, thoải mái xoay, lộn trong bụng mẹ nên ngôi thai không cố định. Từ tuần 24 trở đi, thai nhi phát triển và sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Thông thường sẽ có 3 loại ngôi thai chính là:
– Ngôi đầu (hay còn gọi là ngôi thai thuận): Là ngôi dọc, chỉ tư thế đầu của thai nhi hướng xuống dưới, phía âm đạo của mẹ.
– Ngôi mông (hay còn gọi là ngôi ngược): Chỉ tư thế đầu của thai nhi hướng lên phía trên ngực mẹ và mông của thai nhi hướng về đáy khung xương chậu của mẹ.
– Ngôi ngang: Đây là loại ngôi thai nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi thai nhi không nằm theo chiều dọc mà nằm theo chiều ngang.
1.2. Ngôi thuận là gì?
Như đã giới thiệu, ngôi thuận của thai nhi là ngôi dọc, song song với cột sống của mẹ. Ở những tuần cuối thai kỳ, thai dần xoay và ổn định vị trí ở tư thế mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ, gáy hướng về phía bụng còn đầu chúc xuống dưới âm hộ.
Đây là ngôi thai khá lý tưởng, giúp mẹ chuyển dạ và sinh nở dễ dàng, thuận lợi hơn. Bởi ở tư thế này, bé sẽ dễ dàng đi qua vòng hông của mẹ và trượt ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi chuyển dạ, thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, khiến buồng tử cung mở rộng hơn. Đây cũng là lý do khiến những cơn co thắt xuất hiện và tạo ra những cơn rặn đẻ tự nhiên.
1.3. Ngôi thai nào là ngôi thai tốt nhất?
Khi thai nhi ở tư thế mặt quay về phía lưng mẹ, gáy quay về phía bụng mẹ, đầu hướng xuống dưới khung xương chậu của mẹ nghĩa là thai nhi đang ở ngôi thai thuận, hay còn gọi là ngôi trước chỏm đầu – ngôi thai an toàn nhất cho quá trình chuyển dạ. Với ngôi thai này, khi chuyển dạ, tử cung mẹ mở rộng trong quá trình sinh, em bé sẽ đi vòng qua hông và dễ dàng thoát ra ngoài. Còn nếu thai nhi nằm ở đáy của khung xương chậu, lưỡng đỉnh của bé (vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ được ở vị trí rộng nhất của khung xương chậu.
Tuy nhiên, có những trường hợp thai nhi dù đã nằm đúng theo chiều dọc cơ thể mẹ nhưng mặt lại quay về hướng bụng mẹ, được gọi là ngôi sau. Với ngôi thai này, bé sẽ gây ra những cản trở nhất định cho mẹ trong quá trình chuyển dạ. Cụ thể, khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, bé sẽ có nguy cơ bị sặc ối do mẹ bị vỡ ối. Hoặc ngay cả khi mới xuất hiện cơn co dạ con, mẹ sẽ bị đau lưng dữ dội do thời gian chuyển dạ bị kéo dài. Trong trường hợp này, nhiều khả năng các bác sĩ phải dùng đến các thủ thuật lấy thai và mẹ có nguy cơ phải thay đổi tư thế sinh để giúp đầu thai nhi rời khỏi cột sống của mẹ, giúp mẹ giảm cơn đau đẻ.
2. Khi nào thai nhi quay đầu
Từ tuần 30 trở đi, thai nhi phát triển và dần quay đầu theo phía hướng xuống âm hộ của mẹ. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu và thực hiện xoay ở mỗi em bé là khác nhau. Thường thì mẹ bầu ở tuần 35 của thai kỳ thì ngôi thai sẽ ổn định và vào đúng vị trí nhưng những mẹ bầu lần 2 thì đôi khi muộn hơn, có khi là tuần thai 36 hoặc 37 của thai kỳ.
Trong thực tế, có khoảng 3% thai nhi không quay đầu về đúng vị trí, gây ra hiện tượng ngôi ngược, ngôi sau hay ngôi ngang. Những mẹ bầu gặp phải hiện tượng thường sẽ được các bác sĩ khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
3. Cách nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận
Ngôi thai như thế nào quyết định rất lớn đến hình thức sinh nở của mẹ. Do đó, các mẹ bầu đều lo lắng đến việc quay đầu của thai nhi. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận, các mẹ bầu cùng tham khảo nhé:
3.1. Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận qua cử động của thai nhi
Bên cạnh phương pháp siêu âm thai, mẹ cũng có thể thông qua vị trí thai máy, cử động chân tay của trong bụng để dự đoán vị trí ngôi thai và nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận hay không. Chỉ cần mẹ để ý một chút, xem con đạp ở phần trên bụng hay dưới bụng là sẽ biết con đã đổi vị trí chưa. Nếu con đạp phía trên bụng, nghĩa là con đã xoay về đúng vị trí, còn nếu con đạp phía dưới bụng thì chứng tỏ thai nhi vẫn chưa xoay chuyển về đúng vị trí.
3.2. Mẹ phán đoán ngôi thai bằng tay
Phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được thai nhi đã xoay chuyển chưa, nhân biết dấu hiệu ngôi thai thuận chưa. Để thực hiện, mẹ chỉ cần nằm xuống, nhờ bố em bé làm theo hướng dẫn sau:
– Bước 1: Bố nhẹ nhàng đặt hai tay vào đáy tử cung và đẩy nhẹ bụng mẹ. Nếu bố thấy cứng cứng thì có thể đó chính là đầu của thai nhi.
– Bước 2: Tiếp theo, hai tay của bố lần lượt đặt vào hai bên phải, trái của vùng bụng. Tay phải để nguyên, tay trái sờ nắn nhẹ nhàng, sau đó đổi ngược lại, tay trái giữ nguyên và sờ nắn bằng tay phải. Bước này giúp bố mẹ xác định được xem lưng thai nhi ở bên nào.
– Bước 3: Đặt 1 tay vào vị trí đầu ra của thai nhi để dự đoán xem đó là phần mông hay phần đầu. Nếu sau khi kiểm tra mà bố mẹ vẫn chưa nhận biết được thì hãy chậm rãi xoay sang hai bên để xác định xem đầu thai nhi quay xuống chưa.
– Bước 4: Lần lượt đặt hai tay vào vị trí đầu ra của thai nhi xem độ tụt của thai nhi và xác định xem đầu hay mông ra trước.
3.3. Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận qua phương pháp siêu âm
Khi thai nhi được khoảng 32 tuần, mẹ hoàn toàn có thể biết chính xác việc con đã xoay đầu hay chưa nhờ vào các hình ảnh mà phương pháp siêu âm thai đem lại. Đặc biệt, 32 tuần cũng là mốc khám thai quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ, đánh giá lại các dị tật bẩm sinh muộn của thai và sự phát triển của thai nhi, cũng như tình trạng nước ối…
4. Thai nhi quay đầu sớm khiến sinh sớm?
9 tháng mang bầu luôn là một hành trình nhiều gian nan, và không khó hiểu khi các mẹ bầu luôn hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng xen lẫn cảm giác lo âu khi cả hai mẹ con cùng bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nếu trong mốc khám 30 – 32 tuần, bạn được bác sĩ thông báo là con đã quay đầu thì chúc mừng bạn vì đã có một thai kỳ hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu cho rằng việc thai nhi quay đầu và ổn định ngôi thai từ sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm thì điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi lẽ, theo các bác sĩ chuyên khoa sản, việc thai nhi quay đầu không thể hiện được điều gì. Hiện tượng sinh non, sinh sớm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các biến chứng thai sản, bất thường nhau thai, bất thường nước ối… chứ ngôi thai không hề quyết định thời điểm sinh.
Ngoài ra, những mẹ bầu có thai nhi quay đầu và ổn định ngôi thai sớm thì tránh vận động mạnh, vận động nhiều gây thay đổi ngôi thai, thậm chí thai nhi có nguy cơ “trượt xuống” vùng xương chậu nhanh hơn, dẫn đến sinh non, đẻ rơi…
5. Những lời khuyên của bác sĩ giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí
Để thai nhi quay đầu đúng vị trí, ngôi thai thuận, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ suôn sẻ và thuận lợi, mẹ hãy bắt đầu từ những thói quen hằng ngày nhé.
– Tư thế ngồi: Dù ngồi ghế hay ngồi ô tô… mẹ bầu cũng hãy nhớ rằng luôn để đầu gối thấp hơn phần hông, bằng cách kê thêm một miếng đệm để đẩy phần hông lên cao hơn đầu gối. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên đi lại nhẹ nhàng, không ngồi một chỗ quá 45 phút.
– Tư thế nằm: Khi mang bầu, cơ thể mẹ phải chịu rất nhiều áp lực từ thai nhi. Do đó, các mẹ bầu khi nằm nghỉ hay nằm ngủ cũng nên nằm nghiêng sang trái để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, giúp thai nhi dễ cử động, xoay đầu.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng tư thế nằm giơ chân lên cao khoảng 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 – 30 phút để em bé dễ quay đầu hơn. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện khi đói bụng để không bị trào ngược dạ dày nhé.
– Chế độ tập luyện: Trong suốt thai kỳ, bác sĩ luôn khuyên mẹ nên tập thể dụng, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe và tăng sức đề kháng. Đặc biệt từ tuần 37 trở đi, mẹ nên kết hợp các động tác chân, tay, hông để chuyển dạ dễ dàng hơn. Việc tập thể dục cũng sẽ hỗ trợ việc xoay chuyển ngôi thai của thai nhi.
Chúng tôi gợi ý đến các mẹ bầu bài tập với đầu gối và ngực: Mẹ đứng thẳng lưng, sau đó thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống, sao cho đầu gối áp sát vào ngực. Nên duy trì động tác này trong vòng 5 – 10 phút/ lần, mỗi ngày 1 – 2 lần, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
– Bơi lội: Đây là một bộ môn giúp hỗ trợ quá trình xoay chuyển ngôi thai cực hiệu quả. Nó cũng cực kỳ có lợi cho việc rèn luyện sức khỏe, tăng sự dẻo dai giữa các cơ, giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
Mẹo hay giúp thai nhi quay đầu dễ dàng?
Trong quá trình phát triển trong bụng mẹ, đầu bé sẽ hướng lên phía trên, và bé chỉ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chào đời thuận lợi hơn. Hầu hết thai nhi sẽ quay đầu vào những tuần cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn không hiếm những trường hợp đặc biệt
Nếu đến ngày sinh mà bé vẫn chưa đảo lại tư thế bình thường thì mẹ bầu sẽ sinh ngôi thai ngược, gây khó khăn cho việc sinh thường. Vì vậy mà các mẹ thường lo lắng không biết khi nào bé đã quay đầu hay chưa và quay đầu lúc nào.
1. Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Theo con số trung bình, nếu mẹ bầu mang thai con đầu lòng thì thời gian bé quay đầu sẽ nằm vào tuần thứ 35. Nhưng nếu bé là con thứ hai trong nhà trở đi thì thời gian bé quay đầu có thể là tuần thứ 36 hay 37.
2. Thai nhi quay đầu như thế nào thì tốt nhất?
Tư thế thuận lợi nhất để bé có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu bé chúc xuống dưới nhưng đồng thời gáy phải xoay về phía bụng của mẹ.Nếu bé nằm đưa gáy về phía cột sống thì gọi là ngôi sau. Trường hợp này sẽ khó khăn hơn cho bé ra ngoài.
Thường thì mẹ bầu sẽ gặp các rắc rối như:
– Vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.
– Mẹ bị đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ mà không liên quan gì đến các cơn gò tử cung.
– Thời gian chuyển dạ cũng lâu hơn.
– Có thể mẹ sẽ cần các phương pháp hỗ trợ như phooc-sep hay giác hút để giúp bé ra ngoài.
– Lúc này tư thế chuyển dạ của mẹ sẽ là bò bốn chân nhằm tách đầu bé rời khỏi cột sống và giảm đau cho mẹ.
3. Làm sao để thai nhi quay đầu tốt nhất
Mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau đây để giúp thai nhi quay đầu, đạt được vị trí tối ưu nhất chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ:
– Tư thế lau nhà bằng tay ở tư thế bò sẽ giúp gáy bé xoay về phía bụng thay vì hướng về phía cột sồng của mẹ.
– Luôn để đầu gối thấp hơn hông
– Thường xuyên đi lại, không nên ngồi quá lâu một chỗ
– Tập thể dục: Một số chuyên gia cho rằng, những động tác kết hợp tay chân có thể giúp mẹ xoay đầu thai nhi tốt hơn. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh giả thuyết này. Mẹ bầu có thể tham khảo 2 bài tập sau đây, nhưng nếu cảm thấy khó chịu, bạn phải ngừng tập ngay.
Bài tập 1: Nằm thẳng lưng, nâng cao vùng xương chậu khoảng 20-30cm so với mặt đất. Giữ nguyên tư thế này khoảng 15 phút.
Bài tập 2: Duy trì tư thế quỳ bò trên mặt đất trong khoảng 5- 10 phút mỗi ngày.
7 động tác đơn giản giúp thai nhi xoay đầu thuận ngôi
Thai nhi quay đầu là biểu hiện cần thiết, là bước chuẩn bị để giúp mẹ có thể sinh thường dễ dàng.
Tuy nhiên, mẹ có biết mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau.
- Nếu mẹ mang thai lần đầu thì thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35.
- Với các mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn từ tuần 36 hoặc 37.
- Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng dưới nặng hơn và càng đến gần ngày sinh mẹ càng cảm thấy nặng nề và mỏi mệt.
Thế nhưng nếu trẻ không chịu quay đầu, vẫn nằm ngang hoặc đưa mông xuống dưới sẽ khiến cho việc sinh nở của mẹ bầu gặp khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Những trường hợp trẻ không quay đầu được gọi là ngôi thai ngược, những trường hợp này thường mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Thai ngôi ngược (hay ngôi mông) tức là phần mông của trẻ sẽ hướng về tử cung của mẹ, còn phần đầu sẽ hướng lên trên. Tư thế này sẽ tồn tại phổ biến từ đầu thai kỳ cho tới tuần thai thứ 28. Nhưng theo thống kê, có tới 15% thai nhi dù cho tới tuần 28 vẫn ở tư thế ngôi ngược, có một số trẻ sẽ quay đầu chậm hơn đến tuần thứ 36 chiếm 6% ngôi ngược, ngôi ngược tuần 40 sẽ chiếm khoảng 3%.
Với những mẹ mang thai ngôi ngược chắc chắn sẽ phải sinh mổ, trong khi sinh thường qua ngả âm đạo dù đau đớn nhưng thuận tự nhiên và có nhiều lợi ích hơn cho trẻ. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng khi thai nhi chưa quay đầu để thuận ngôi. Nếu mang thai ngôi ngược, mẹ hãy tham khảo một số mẹo xoay ngôi thai dưới đây, những động tác này có thể áp dụng cho mẹ bầu mang thai ngôi ngược từ tuần 30-37. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các động tác này, mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước nhé!
Mẹ hãy nằm nghiêng
Việc thay đổi tư thế nằm là một trong số những động tác xoay ngôi thai ngược cho mẹ bầu phổ biến nhất hiện nay. Mẹ có thể nằm nghiêng sang bên trái hoặc bên phải đều được, tư thế này sẽ giúp cằm thai nhi tì sát xuống ngực, hay còn gọi là ngôi chỏm, tạo điều kiện để xoay chuyển tư thế một cách nhanh và chính xác nhất.
Khi nằm, mẹ hãy nâng hông cao hơn đầu từ 20-30cm, mẹ có thể nằm trên giường và nâng hông lên bằng vài chiếc gối hoặc có thể kê một tấm ván vào đầu giường rồi nằm lên đó theo tư thế hướng đầu xuống dưới đất, phần thân dưới lên cao. Mẹ hãy kết hợp chườm nóng hay lạnh hoặc cho trẻ nghe nhạc để tăng thêm hiệu quả.
Mẹ giơ chân lên cao
Mẹ giơ chân lên cao khi nằm khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Mẹ bầu nên thực hiện tư thế này từ tuần thai thứ 30 tức giai đoạn thai kỳ tháng thứ 8 và nên làm 3 lần mỗi ngày. Mẹ tránh tập những lúc mới ăn no để tránh trào ngược dạ dày nhé.
Mẹ đi bộ
Cho dù mang thai thuận ngôi hay ngược ngôi thì tới gần ngày sinh mẹ cũng nên đi bộ, đây cũng là bài tập đơn giản mà mẹ có thể thực hiện được. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên đi bộ ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 20-25 phút với tốc độ vừa phải. Việc đi bộ hàng ngày sẽ giúp trẻ quay đầu dễ dàng hơn, vì khi đi bộ đầu của trẻ là phần nặng nhất của cơ thể có thể di chuyển xuống phía xương chậu của người mẹ.
Động tác bò
Mẹ nên bò khoảng 10 phút mỗi ngày để giúp thai nhi có thể di chuyển dễ dàng trong tử cung và thay đổi vị trí. Để thực hiện động tác này, mẹ ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước, chống tay để giữ cơ thể.
Hãy giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, tập 3 – 4 lần/ngày, khi tập nhớ ép cằm vào ngực để giúp thả lỏng cơ vùng chậu. Nên tập nhiều lần, mỗi lần trong thời gian ngắn là tốt nhất để tránh mỏi tay. Trong quá trình tập, mẹ cũng nên nhờ sự trợ giúp của bố đồng thời cẩn thận không để bị trượt tay ngã.
Bơi lội
Bơi lội có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em trẻ xoay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội suốt trong thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Bơi lội ngoài giúp xoay ngôi thai còn giúp mẹ bầu được thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau mỏi trong thai kỳ.
Cho trẻ nghe nhạc hay nói chuyện với trẻ
Nói chuyện và cho trẻ nghe nhạc cũng giúp kích thích trẻ di chuyển dễ hơn.
Hãy để tai nghe ở phía dưới bụng và trò chuyện với trẻ hàng ngày. Cách làm này sẽ khiến trẻ di chuyển tới gần vị trí có âm thanh hơn đồng thời cũng giúp trẻ quay đầu dễ dàng hơn.
Gập người
Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này khiến cho cơ thể dốc xuống, lúc này thai nhi sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên sẽ tự chuyển ngôi thai. Mẹ có thể thực hiện từ tuần thai 37 để giúp trẻ đổi ngôi thuận.
Mẹ cần biết
- Mẹo trị ốm nghén cho mẹ bầu khỏe mạnh trong chớp mắt
- Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối
- Cách giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ và những điều mẹ cần lưu ý
- Những thực phẩm chứa DHA cần thiết cho mẹ khi mang thai
- Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10
- Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ phần nào bớt lo lắng khi gặp tình huống tương tự. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi thực hiện những động tác này, mẹ nhé!
Để lại một bình luận