Làm thế nào để học thuộc nhanh tùy vào mỗi người sẽ có những sáng tạo riêng phù hợp với mình và đem lại hiệu quả khác nhau. Thấu hiểu nỗi lòng của nhiều bạn học sinh “sợ” việc học thuộc, Hội buôn chuyện đã tổng hợp những cách học thuộc nhanh dưới đây để gỡ rối cho các bạn nhé.
Tóm tắt nội dung bài viết
- I. Cách học thuộc nhanh
- 1. Không gian học bài yên tĩnh là cách học thuộc nhanh nhất
- 2. “Thời điểm vàng” để học bài
- 3. Gạch chân các ý và từ khóa quan trọng
- II. Những sai lầm trong cách học thuộc nhanh
- 1. Học thuộc từng câu chữ
- 2. Học thuộc bài khi tâm trạng không tốt
- III. Tổng kết các cách học thuộc nhanh
- Làm sao để học bài nhanh thuộc, nhớ lâu
- 1. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần
- 2. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”
- 3. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn
- 4. Ôn lại bài trong ngày
- 5. Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên
- 6. Sử Dụng phương pháp phóng đại
I. Cách học thuộc nhanh
1. Không gian học bài yên tĩnh là cách học thuộc nhanh nhất
Chọn một không gian yên tĩnh, một góc trời riêng của bạn để tập trung tuyệt đối vào bài văn và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Bạn có thể thử áp dụng những không gian sau để thay đổi ngoại cảnh và xem cách học thuộc nhanh đơn giản này lại hiệu quả bất ngờ đấy. Bạn có thể mang sách vở ra công viên – nơi có nhiều cây xanh để tinh thần thoải mái, đầu óc thư thái và cũng ngăn giảm tiếng ồn đáng kể để bạn cảm thấy dễ chịu nhất khi học thuộc bài. Bạn cũng có thể lựa chọn những quán coffee rộng rãi, thoáng mát, ít người và được thiết kế cho học tập – làm việc sẽ cho bạn một không gian đầy cảm hứng học bài. Hãy tìm cho mình những không gian mở và yên tĩnh như vậy để bạn có thể thoải mái mà tập trung cao độ cho việc học thuộc văn.
Tầm quan trọng của không gian học thuộc bài
Vậy làm sao để học thuộc bài nhanh tại nhà? Việc đầu tiên là bạn phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp không gian bàn học của mình. Bạn cũng có thể trang trí cho góc học tập thêm xinh xắn, lung linh hơn thì bạn cũng có cảm hứng học bài tốt hơn đấy.
2. “Thời điểm vàng” để học bài
Cách học thuộc nhanh và nhớ lâu cực kỳ đơn giản nữa là yếu tố thời gian. Bạn nên ngủ sớm và thức dậy vào sáng sớm khoảng thời gian từ 4h30 đến 6h để có một tinh thần sảng khoái nhất và cũng là khung giờ vàng cho não bộ hoạt động tốt nhất, ghi nhớ kiến thức nhanh nhất.
3. Gạch chân các ý và từ khóa quan trọng
Làm sao để học thuộc bài nhanh với những trang giấy dài lê thê toàn chữ với chữ? Cách tốt nhất để bộ não của bạn “mã hóa” và học thuộc tất cả chính là cách trình bày khoa học với các ý chính được liệt kê ra cụ thể, rõ ràng cùng các từ khóa quan trọng của bài. Cách vẽ sơ đồ tư duy dựa trên các từ khóa chính như vậy sẽ tạo ra chuỗi sự kiện được ghi nhớ một cách đơn giản nhất.
II. Những sai lầm trong cách học thuộc nhanh
1. Học thuộc từng câu chữ
Học thuộc từng câu chữ đối với văn là cách học sai lầm. Các bạn học sinh vẫn hay gọi là “học vẹt” bởi thực chất cách học này sẽ không giúp bạn ghi nhớ kiến thức sâu, không hiểu bài văn và nhanh chóng quên ngay bài vở. Chỉ cần bạn quên một chi tiết trong bài thì các chi tiết còn lại của bài đều không thể nhớ ra. Cách học này rất phổ biến trong giới học sinh nhưng các bạn cần có sự cân nhắc điều chỉnh lại để có hiệu quả học bài tốt hơn nhé.
2. Học thuộc bài khi tâm trạng không tốt
Cách học thuộc nhanh đều trở nên hạn chế khi tâm trạng của bạn không ổn. Nếu cảm thấy không ổn về sức khỏe hay tâm trạng đang tiêu cực thì hãy dừng ngay việc học thuộc một bài văn lại và dời vào một buổi khác thoải mái hơn.
III. Tổng kết các cách học thuộc nhanh
1. Điều nên làm
Việc lựa chọn không gian và thời gian học bài là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học thuộc. Những ý chính, những từ khóa chính sẽ là nguyên liệu tạo chuỗi ghi nhớ nhanh nhất cho bạn khi học thuộc bất cứ điều gì, không chỉ văn học.
2. Điều không nên làm
Cách học chưa khoa học, phải học thuộc từng câu chữ, phải nhớ từng dấu câu rất khó để khiến chúng ta ghi nhớ bài học sâu và lâu. Cảm xúc cũng là yếu tố tác động rất lớn đến việc học thuộc bài mà chúng ta cần để tâm.
Làm sao để học bài nhanh thuộc, nhớ lâu
Những bí quyết đơn giản bất ngờ giúp bạn cải thiện phương pháp, kỹ năng học tập nhằm chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi.
Những phương pháp mang tính tâm lý giáo dục có thể xem là công cụ hay hướng dẫn để bạn tự cải thiện điểm số, giúp làm bài tập về nhà, đánh bại tật mất tập trung và chấm dứt tình trạng chán học.
1. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần
Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận. Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.
2. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”
Điều này tuân theo nguyên lý tự nhiên như điều 1, nhưng trong một chu kỳ thời gian lâu hơn. Mục đích của việc nghỉ ngơi này nhằm làm mới chính bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ray rứt không yên cứ nghĩ đến bài vở chưa đâu vào đâu thì bạn chỉ cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi và làm hỏng ngày nghỉ ngơi quý giá của bạn. Não của bạn sẽ không thể tiếp thu những kiến thức mới nếu như bạn cứ cho nó bị căng thẳng. Vì vậy, vào những ngày nghỉ học, hãy thật sự tận hưởng chính mình và đừng cảm thấy tệ vì mình chưa đụng đến bài vở.
3. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn
Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.
4. Ôn lại bài trong ngày
Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.
5. Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên
Hãy nghĩ về các hoạt động mà bạn đã làm khi ở nhà trẻ. Sử dụng cả cánh tay, bạn có thể hành động theo lời cô giáo: “Đưa tay phải vào trong, đưa tay phải ra ngoài”. Đến thời mẫu giáo, bằng bàn tay, bạn lại được học cách vẽ đường thẳng hay vòng tròn bằng phấn màu. Sau đó, vào lớp một, bạn được học cầm bút chì bằng ngón tay để viết những nét thẳng, nét móc với kích thước nhỏ hơn để tạo thành chữ. Tin hay không , quá trình nhận thức tự nhiên, chuyển từ lớn sang nhỏ, thô đến tinh tế, vẫn có hiệu quả mặc dù chúng ta lớn hơn. Khi học, nếu ban đầu bạn cố gắng nắm bắt bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết, bạn thường có nhiều cơ hội thành công hơn.
6. Sử Dụng phương pháp phóng đại
Tại sao người đánh bóng chày khởi động bằng cách vung 2 hoặc 3 gậy ? Tại sao vận động viên điền kinh thỉnh thoảng đeo tạ chì vào chân? Trong cả 2 trường hợp, phóng đại trong quá trình tập luyện sẽ giúp cho kết quả cuối cùng có vẻ dễ dàng. Điều này có thể được áp dụng vào việc học. Ví dụ, nếu bạn đang học phát âm tiếng Anh, hãy phóng đại các âm để dễ nhớ hơn. Ví dụ từ “Naive” có thể phát âm là “NAY-IVY.” Bằng cách làm quen với cách phát âm phóng đại, khả năng đúng chính tả là điều hiển nhiên.
Để lại một bình luận