Tạo hoá tạo ra vạn vật nhưng không hề định đoạt số phận của ai cả. Mọi thứ đều do cái nhân – quả ai gieo nấy gặt. Đừng nghĩ sống chết có số nên mặc cái gì đến sẽ đến. Mọi sinh vật có mặt trên cõi đời đều chào đón kiếp mới bằng một thứ tài sản gọi là Nghiệp Báo. Kiếp trước một người ăn ở thất đức, nghiệp báo kiếp này nặng nhưng nếu tu tâm tích đức thì hoàn toàn có thể dứt nghiệp chứ không phải cả đời phải chịu đắng cay.
Sudeih Babu, một vị thầy tu, nói rằng cứ 1/4 cuối của mỗi thế kỷ sẽ có biến động lớn trong lịch sử nhân loại. Rồi ông dẫn chứng bằng những câu chuyện: Năm 1275, Roger Bacon phát động phong trào Phục hưng văn hoá. Năm 1375, Christian Rosenkreuz phổ biến văn hoá này rộng khắp, đưa châu Âu thoát khỏi thời kỳ Trung cổ hắc ám. Francis Bacon nghiên cứu khoa học và năm 1578 sử dụng tiếng Anh thay tiếng Latin để phổ biến kiến thức khoa học. Năm 1789, cách mạng Pháp bùng nổ, thay đổi hẳn lịch sử châu Âu. Năm 1875, Darwin cho ra đời Thuyết Tiến Hoá… Babu cũng nói mỗi nhân mạng đều gắn liền với những vì tinh tú trên trời và mỗi việc chúng ta làm đều được những tinh tú đó như tấm gương phản chiếu lại. Đó là chiêm tinh học.
– Con sẽ chiến thắng Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
– Rồi sao nữa – Aristotle đáp
– Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an.
– Tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay – Aristotle mỉm cười
Alexander Đại Đế. Nguồn ảnh: WikipediaAlexander Đại Đế. Nguồn ảnh : Wikipedia
Rishikesh, một tên gọi linh thiêng, thành phố của các vị thánh.
Có một vị bác sĩ chuyên chữa trị các chứng nan y, một hôm gặp phải chịu thua trước chứng bệnh của một cô bé. Ngay giây phút chứng kiến cô bé trút hơi thở cuối cùng vì một người phụ nữ xuất hiện với hào quang chói loà và vị bác sĩ nhận ra đó chính là Đức Mẹ thế gian. Ngài mang nhiều danh hiệu khác nhau như Đức Mẹ Maria của Thiên Chúa giáo, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, Đức Avalokiteshvara của Ấn giáo. Ngài thuộc ngôi hai của Thượng đế và biểu hiện cho lòng từ bi, bác ái, luôn đáp lại những lời cầu cứu của chúng sinh.
Ram Gopal Mukundar là một đạo sĩ nổi tiếng có thể chữa trị mọi bệnh tật. Ông thành lập một đạo viện (Ashram) ở ngoại ô Rishikesh. Những căn bệnh như gãy tay hiển nhiên phải tìm đến y học phương Tây nhưng những căn bệnh nan y thì đến với viện này, Ram Gopal yêu cầu ngay lập tức phải dứt bỏ tất cả để vào viện chỉ với độc nhất một bộ đồ trên người, không cần biết người đó là nô lệ hay tiểu vương. Vào đây, mỗi ngày chỉ ăn nhẹ bữa trưa và uống nước. Những căn bệnh như vậy là do sức khoẻ suy giảm mà ra. Vì ban đầu con người làm gì có bệnh. Để chống lại bệnh thì cần có cuộc sống lành mạnh và thường xuyên vận động cơ thể. Thậm chí uống ít nước vì nước được bơm đi khắp cơ thể qua tim, uống ít nước thì tim làm việc ít. Trong yoga có tư thế trồng cây chuối là để máu tự chảy về não thay vì nhờ tim co bóp đẩy máu đi. Tư thế này cũng giúp tim được giảm tải.
Yoga không phải một môn thể dục, đừng chỉ tập hùng hục cho ra mồ hôi. Nguồn ảnh: Kenh14.vnYoga không phải một môn thể dục, đừng chỉ tập hùng hục cho ra mồ hôi. Nguồn ảnh : Kenh14. vn
Một cậu bé ở với một đạo sĩ, có hôm đạo sĩ đi xa dặn cậu bé ở nhà chăm lo tu hành. Vì nếp sống tu hành thanh bần, cậu chỉ có mỗi miếng khố che thân, nhưng cứ bị chuột cắn. Thấy vậy, dân làng biếu cậu con mèo. Từ đó yên với lũ chuột nhưng phải đi xin sữa về nuôi mèo. Dân làng lại cho cậu con bò để lấy sữa nuôi mèo. Rồi lại phải có đất đai trồng cỏ cho bò. Rồi mọi thứ trở thành như một đồn điền với bò, với cỏ, với công nhân cắt cỏ… Và cậu chẳng còn thể tu hành. Cho đến ngày vị đạo sĩ quay về và nói “chỉ vì cái khố rách mà con phải trói buộc mình vào những thứ này”. Rồi hai thầy trò vứt bỏ tất cả để lên núi Tuyết Sơn tu đạo. Cậu bé đó chính là Ram Gopal và đó chính là bài học khiến ông yêu cầu mọi người đến tìm ông trị bệnh phải vứt bỏ tất cả lại vì có chết cũng chẳng mang được gia sản gì đi và có tiếc để làm việc tiếp thì sẽ chết.
Hamud là một pháp sư có kiến thức rất rộng về cõi vô hình. Rồi thì phái đoàn cũng tìm đến vị pháp sư này. Vị pháp sư tiếp đoàn và lôi trong tủ ra cuộn len và hai cây đan len để một góc rồi tiếp chuyện. Mọi người bắt đầu nói về đề tài ma quỷ và những chướng nghiệp khi chúng ta sát sanh và ăn thịt cá vì động vật vốn dĩ đã bị đày đoạ mới thành kiếp súc sinh tức nghiệp chướng đã nặng nay chúng ta nuốt nghiệp chướng đó vào thì lại nặng thêm bội phần. Trong khi đó trái cây, rau cỏ là lớn lên nhờ tinh hoa khí trời và nhựa sống, nuốt chúng là làm cho chúng ta thêm thanh lọc. Ngài cũng nói chúng ta thử một tuần chỉ ăn cơm với rau, không ăn cả gia vị sẽ thấy cơ thể đổi khác tích cực. Trò chuyện một lúc thì cuộn len lúc nãy đã trở thành một chiếc áo với những đường đan vụng về và trên áo có thêu tên Mortimer, một vị giáo sư trong đoàn. Hamud nói, chiếc áo do một vong hồn đan và tên Mortimer là người có hoài nghi cao nhất trong đoàn về những gì Hamud vừa nói. Ông còn minh chứng bằng việc chưa hề nói tên bất cứ ai trong đoàn. Hamud nói thêm, ông không sai khiến ma quỷ và không đi về hai cõi âm dương gì cả vì âm dương tồn tại ngay tại một điểm, chỉ khác hình thái. Hamud gặp các vong linh để giúp đỡ họ siêu thoát.
Bất ngờ, phái đoàn nhận được thư tín triệu hồi về Anh quốc gấp và yêu cầu Oxford chấm dứt cuộc du khảo này ngay vì một ai đó đưa lên mặt báo hình ảnh những khoa học gia uyên bác nhất Hoàng gia Anh lại “quỳ rọp nghe đạo sĩ Ấn dạy bảo”. Các nhà khoa học hết sức bàng hoàng về quyết định này vì họ đang dần khai phá ra được nhiều vấn đề. Buồn chán, giáo sư Spalding đi lang thang và bất ngờ gặp lại người Ấn mà ban đầu chỉ cho đoàn những trò lừa bịp rẻ tiền cho “đạo sĩ dỏm” cho đến việc đi đâu làm sao để gặp những vị đạo sĩ chánh đạo. Vị người Ấn này tự động kể vanh vách lại những gì phái đoàn đã trải qua trong sự kinh ngạc của giáo sư. Không thể đợi thêm, giáo sư liền hỏi:
– Nếu chúng tôi muốn tiếp tục cuộc hành trình thì phải làm thế nào?
– Tại sao bạn cứ hỏi tôi “phải làm gì?”, “phải làm thế nào?”. Nếu muốn, các bạn chỉ việc lên đường.
Định mệnh con người luôn có những thay đổi lớn, mặc dù không thấy rõ nhưng chúng ta vẫn vô tình tiến đến mục tiêu được vạch sẵn. Không đầy hai tuần lễ sau, phái đoàn đã đến Potar, ngay sát chân dãy Himalaya hùng vĩ, họ bỏ lại tất cả danh vọng, địa vị, đoạn tuyệt với thành kiến và tự ái cố hữu của người Tây phương.
Bạn đang đọc: Tóm tắt sách Hành Trình Về Phương Đông | Tinh tế
Liệu sau rặng Tuyết Sơn có những vị Chân sư thật không? Nguồn ảnh: Wikipedia
Liệu sau rặng Tuyết Sơn có những vị Chân sư thật không? Nguồn ảnh: Wikipedia
Cuộc hành trình về phương Đông của họ bắt đầu.
Những tưởng trải qua hành trình dài như vậy, chỉ cần đi tiếp để gặp được các vị Chân sư là tìm ra lời giải. Nhưng sau bao cam go, bây giờ mới chỉ là lúc chính họ từ bỏ tất cả để đi tìm bản ngã. Và rồi họ có tìm ra không, liệu các vị Chân sư có thật hay không hay chỉ là trí tượng tượng hay chỉ là các đấng thần linh siêu nhiên vô hình chứ chẳng phải người trần mắt thịt. Tất cả vẫn chỉ là bí ẩn cho đến ngày hôm nay. Thôi thì hãy cứ sống tốt đi cái đã, gieo duyên ắt sẽ gặp duyên.
Thở chậm, sống lâu
Nghĩ sâu, sống tốt
Vũ Hoàng Tâm, ghi chép lại cảm xúc sau khi đọc cuốn sách đặc biệt này.
“Hãy gõ cửa sẽ mở, hãy tìm rồi sẽ gặp”
nguồn ảnh CVTạo hoá tạo ra vạn vật nhưng không hề định đoạt số phận của ai cả. Mọi thứ đều do cái nhân – quả ai gieo nấy gặt. Đừng nghĩ sống chết có số nên mặc cái gì đến sẽ đến. Mọi sinh vật xuất hiện trên cõi đời đều nghênh đón kiếp mới bằng một thứ gia tài gọi là Nghiệp Báo. Kiếp trước một người ăn ở thất đức, nghiệp báo kiếp này nặng nhưng nếu tu tâm tích đức thì trọn vẹn hoàn toàn có thể dứt nghiệp chứ không phải cả đời phải chịu đắng cay. Sudeih Babu, một vị thầy tu, nói rằng cứ 1/4 cuối của mỗi thế kỷ sẽ có dịch chuyển lớn trong lịch sử vẻ vang quả đât. Rồi ông dẫn chứng bằng những câu truyện : Năm 1275, Roger Bacon phát động trào lưu Phục hưng văn hoá. Năm 1375, Christian Rosenkreuz thông dụng văn hoá này rộng khắp, đưa châu Âu thoát khỏi thời kỳ Trung cổ hắc ám. Francis Bacon nghiên cứu và điều tra khoa học và năm 1578 sử dụng tiếng Anh thay tiếng Latin để thông dụng kiến thức và kỹ năng khoa học. Năm 1789, cách mạng Pháp bùng nổ, đổi khác hẳn lịch sử dân tộc châu Âu. Năm 1875, Darwin cho sinh ra Thuyết Tiến Hoá … Babu cũng nói mỗi nhân mạng đều gắn liền với những vì tinh tú trên trời và mỗi việc tất cả chúng ta làm đều được những tinh tú đó như tấm gương phản chiếu lại. Đó là chiêm tinh học. Alexandre Đại Đế, người đã chinh phục quốc tế và ra trận khi mới 14 tuổi. Ông là học trò của triết gia Aristotle. Trong một lần trò chuyện với thầy : – Con sẽ thắng lợi Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. – Rồi sao nữa – Aristotle đáp – Sau đó, con hoàn toàn có thể ngủ một cách bình an. – Tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay – Aristotle mỉm cười
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận