Hầu hết mọi người đều đã từng buồn ngủ vào ban ngày. Một cơn buồn ngủ ban ngày xảy ra nhiều lần trong ngày và kéo dài có thể cản trở công việc, thời gian của gia đình và đời sống xã hội. Cảm giác buồn ngủ có thể đặc biệt nguy hiểm đối với công nhân xây dựng, những người thường xử lý các thiết bị nặng, làm việc ở độ cao cao. Vậy làm thế nào để không buồn ngủ trong lớp học
Tóm tắt nội dung bài viết
- 1. Buồn ngủ ban ngày
- Làm sao để chống lại cơn buồn ngủ trên lớp học.
- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến buồn ngủ khi học
- Làm sao để chống lại cơn buồn ngủ trên lớp học.
- 12 mẹo để tránh buồn ngủ ban ngày
- 2.1. Ngủ đủ giấc vào ban đêm
- 2.2. Tập trung vào giấc ngủ
- 2.3. Đặt thời gian báo thức phù hợp
- 2.4. Cố gắng đi ngủ sớm mỗi ngày
- 2.5. Có một thời gian biểu cho việc ăn uống phù hợp
- 2.6. Tập thể dục
- 2.7. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
- 2.8. Không nên đi ngủ cho đến khi thực sự buồn ngủ
- 2.9. Không ngủ trưa quá nhiều
- 2.10. Hình thành thói quen thư giãn trước khi đi ngủ
- 2.11. Hạn chế uống rượu sát giờ đi ngủ
- 2.12. Trao đổi với bác sĩ hoặc các chuyên gia về giấc ngủ
1. Buồn ngủ ban ngày
Thi thoảng mọi người sẽ cảm thấy buồn ngủ, đặc biệt là sau một ngày làm việc dài. Tuy nhiên, buồn ngủ quá mức có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của họ.
Vấn đề buồn ngủ vào ban ngày có thể xảy ra do không được ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng. Trong một số trường hợp, buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể là do rối loạn giấc ngủ hoặc một vấn đề sức khỏe gây ra. Đây cũng là vấn đề tương đối phổ biến. Một nghiên cứu thực hiện năm 2019 trên tạp chí Nature Communications cho thấy có 10-20% số người đang hàng ngày phải đối mặt với tình trạng buồn ngủ quá mức kéo dài trong suốt cả ngày hoặc thậm chí trong cả những ngày sau đó.
Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng buồn ngủ ban ngày và mỗi nguyên nhân sẽ tương ứng với các cách điều trị khác nhau:
- Ngủ không đủ giấc: Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 20% người trưởng thành không được ngủ đủ giấc nghĩa là không đảm bảo khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày để ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mỗi người.
- Mất ngủ: Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Những người bị mất ngủ thường cảm thấy buồn ngủ nhưng không thể ngủ được. Điều trị mất ngủ có thể cần sự phối hợp của nhiều phương pháp bao gồm:
- Thuốc an thần
- Thuốc chống trầm cảm
- Kỹ thuật thay đổi hành vi nhằm thúc đẩy người bệnh hình thành thói quen đi vào giấc ngủ.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ và là nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ ban ngày. Có 2 loại ngưng thở khi ngủ là ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn khi các mô trong cổ họng chặn luồng khí thở và ngừng thở khi ngủ do não không điều khiển được hoạt động của cơ hô hấp. Hai phương pháp điều trị phổ biến cho chứng ngưng thở khi ngủ là:
- Đặt thiết bị áp lực đường thở: Một loại mặt nạ cung cấp khí điều áp vào cổ họng người bệnh liên tục
- Đặt dụng cụ cố định hàm: Giúp giữ hàm dưới về phía trước trong khi ngủ, ngăn các mô mềm trong cổ họng có thể làm bít tắc đường thở
- Hội chứng chân tay bồn chồn: Hội chứng chân tay bồn chồn có thể xảy ra cả khi thức lẫn khi ngủ. Nếu xảy ra trong khi ngủ, nó khiến chân tay người bệnh co giật liên tục suốt đêm dẫn đến không thể đạt trạng thái giấc ngủ sâu, hệ quả là sự mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau
Làm sao để chống lại cơn buồn ngủ trên lớp học.
Buồn ngủ là có thể xem là một trong những khó khăn lớn nhất của các bạn học sinh, sinh viên khi bước vào mùa thi, đặc biệt với thời tiết thu đông mát mẻ như thế này lại càng khiến bạn khó cưỡng lại cơn buồn ngủ. Thật là khó ăn để ôn bài khi mà đôi mắt bạn cứ nặng trĩu và chỉ muốn lên giường ngủ một giấc ngon lành. Vậy làm sao để chống lại cơn buồn ngủ khi ôn thi, bạn thử tham khảo các mẹo sau đây nhé.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến buồn ngủ khi học
Thực tế cho thấy thì thời gian mà các bạn học sinh sinh viên dễ buồn ngủ nhất trong ngày đó là tầm khoảng 9h sáng và đầu giờ chiều, mà nguyên nhân thường thấy là do buổi tối các bạn thức khuya quá muộn để nào là online, chat, facebook, instagram…học ôn bài rồi sáng mai lại phải dậy sớm đi học. Tầm đầu giờ chiều nếu bạn không được ngủ trưa thì vẫn cảm thấy mệt mỏi và rất buồn ngủ phải không.
Nguyên nhân buồn ngủ trên lớp nữa là do bạn không có hứng thú với môn học, thử nghĩ mà xem, lớp học thì đông, thầy cô giảng bài của cô, học sinh chơi, nói chuyện ở dưới của học sinh, cộng với tâm lý đối phó với thầy cô là đến lớp chỉ để điểm danh thôi nhỉ.
Ngoài ra do nguyên nhân mà các bạn: “Vì ở nhà quá bận với công việc đi làm thêm để trang trải học phí, sinh hoạt cá nhân, về nhà lúc nào cũng trễ rồi học được một chút rồi đi ngủ nên lúc nào cũng rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Vì thế mà tranh thủ học trong giảng đường, đông sinh viên nên các bạn ngủ một chút. “
Hiện tượng học sinh sinh viên ngủ gật trên giảng đường ngày càng trở nên phổ biến. Thậm chí có những sinh viên học 5 tiết trong giảng đường thì ngủ nguyên 5 tiết rồi nhờ bạn bên cạnh đánh thức dậy nếu có điểm danh hoặc thầy cô đến gần.
Làm sao để chống lại cơn buồn ngủ trên lớp học.
Buồn ngủ có 2 loại: Buồn ngủ do thói quen và buồn ngủ do thiếu ngủ. Buồn ngủ do thiếu ngủ thì bạn chỉ cần ngủ bù là xong thôi đúng không.:)). Còn buồn ngủ do thói quen là khi cứ đến giờ đó là bạn buồn ngủ mặc dù tối qua bạn vẫn ngủ đủ giấc, phải làm sao đây?
Khi bạn đang trên lớp mà cơn buồn ngủ kéo đến chắc chắn bạn chẳng thể làm gì được luôn, vì khi đó bạn có tiếp tục thế nào thì mắt của bạn cũng díp lại, tưởng tượng không mở ra được, thầy cô có giảng gì đi nữa, bạn có cố gắng tập trung bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể làm bạn tỉnh táo được, thôi đừng cố nữa mà làm gì, hãy dành 2 phút để thực hiện các động tác sau đây, đơn giản thôi nhưng có thể giúp bạn vượt qua cơn buồn ngủ một cách dễ dàng đấy:
Khi các bạn đang trong lớp học, hay trong thư viện…mà tự nhiên thấy buồn ngủ không thể mở mắt ra được ấy, thì trước hết bạn hãy bỏ ngay quyển sách của mình xuống nhé, hãy tập trung lặp đi lặp lại 1 ý nghĩ trong đầu là “ mình phải thật tỉnh táo, mình không buồn ngủ, mình sẽ tiếp thu kiến thức được 100%, mình thật là tỉnh táo …”, bạn hãy lặp lại ý nghĩ đó thật nhiều, thật to rõ ràng như kiểu hét lên với tâm trí của mình ấy, như thế bạn sẽ lập trình cho bộ não của mình, hướng nó vào suy nghĩ là bạn đang rất tỉnh táo, đây là bước rất quan trọng vì nếu bạn cứ nghĩ “ ôi tôi buồn ngủ quá đi mất, ước gì được gục xuống bàn ngủ thì sướng biết mấy ” thì dù có làm cách nào đi nữa bạn vẫn sẽ buồn ngủ thôi. :)) . Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận => những thay đổi lớn nhất bắt đầu từ những suy nghĩ nhỏ nhất đó bạn có biết không =))
Cùng với câu thần chú như vậy, bạn hãy làm thêm các động tác sau:
- Hít vào thật sâu, cố mở to mắt ra, căng các cơ vai và ngực lên, ngồi thẳng người lên (không được dựa vào ghế, dựa tường đâu nhé, vì khi dựa ta sẽ có cảm giác như đang thư giãn và dễ buồn ngủ hơn),
- Mỉm cười 1 cái để căng hết cơ mặt lên …(đây là 1 số động tác trong sách “làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh ” nhằm tăng sự tập trung cao độ)
- Dùng 2 bàn tay của mình xoa lên 2 tai (xoa hình vòng tròn theo vành tai ấy, khoảng 10-20 lần là được, nhanh hay chậm tùy theo bạn),
- Ngửa đầu ra sau hết cỡ 3-5 lần, nhớ là phải thực hiện nghiêm túc các bước trên nhé,
- Cuối cùng là hét lớn lên 1 khẩu hiệu trong tâm trí mình, VD: let do it…nói là hét nhưng hét trong ý nghĩ của bạn thôi nhé, đừng có hét thành tiếng đó nha, vì đang trong lớp học mà :))
Nếu không phải đang trong lớp học có thầy cô thì bạn hãy đứng dậy đi lại vài vòng, làm vài động tác thể dục đơn giản, nó cũng có thể giúp bạn xua đi cơn buồn ngủ rất hữu hiệu.
Và một cách chống buồn ngủ cực kỳ hiệu quả là làm mình bị giật mình, bạn thử để ý mà xem, nếu như mắt bạn đang liu diu muốn gục tại chỗ tức khắc mà có ai đó quát bạn một cái, hay đập nhẹ vào người bạn mà làm bạn giật mình thì ngay lập tức cơn buồn ngủ mất tăm mất tích luôn. Vì vậy, khi mà cảm thấy có thể mình sẽ bị buồn ngủ, hãy nói với người bạn bên cạnh là lúc nào thấy tớ có dấu hiệu buồn ngủ, cậu hãy vỗ vào vai tớ thật mạnh, hoặc làm cho tớ giật mình để tớ bị mất ngủ :)), thử làm xem, hiệu quả lắm ý .:)) nhớ đừng để thầy cô thấy nhé.
Nếu thử cách này rồi mà vẫn không cải thiện được tình hình thì có vẻ cái thói quen này của bạn được hình thành khá lâu rồi đấy nhỉ, hãy thử dùng 1 viên Modafinil nhé, đó là viên thuốc chống buồn ngủ, tập trung cao độ hiệu quả nhất mà mình từng thấy.
Modafinil giúp tăng cường trí não, nâng cao trí óc, giúp bạn tỉnh táo và chống lại cơn buồn ngủ thường xuyên kéo đến khi học bài.
Modafinil làm tăng sự tỉnh táo, vô hiệu hóa các triệu chứng “ Tôi không thể tập trung học, tôi muốn ngủ “. Theo thử nghiệm liều Modafinil 200 mg, sau khi uống từ 20-30 phút, cơn buồn ngủ của bạn sẽ biến ngay lập tức mà không có kích thích, hưng phấn và các triệu chứng khác tiêu biểu cho tác dụng của các chất kích thích.
Tác dụng mà nhiều người sử dụng modafinil nhận thấy là ngoài việc ngăn chặn cơn buồn ngủ kéo đến, Modafinil còn giúp họ tăng hiệu suất làm việc cũng như học tập, làm họ cảm thấy tập trung và hứng thú với công việc, với bài học hơn mặc dù trước đó họ coi đây là một công việc nhàm chán, hay một môn học nhàm chán.
Trong những năm vừa qua, loại thuốc này đã được công bố chính thức trở thành “ thần dược thông minh ” đầu tiên vừa an toàn, vừa hiệu quả. Các chuyên gia tại Đại học Oxford và Harvard đã phân tích 24 nghiên cứu riêng biệt về Modafinil (tên quy định tại Anh là Provigil ). Họ phát hiện ra nó thực sự cải thiện tập trung, trí nhớ, sáng tạo và thậm chí khiến công việc trở thành niềm vui. Công việc càng khó và càng phức tạp thì Modafinil lại càng phát huy tác dụng.
Điểm vượt trội của Modafinil so với các loại “thuốc thông minh” khác là chúng hầu như không có tác dụng phụ, dĩ nhiên nó có thể khiến người sử dụng đau đầu, buồn nôn hay lo lắng nhưng đó là chuyện bình thường.
Bạn có thể dùng 200mg modafinil khi muốn chống lại cơn buồn ngủ, muốn tập trung vào một công việc nào đấy. Sau khi dùng modafinil khoảng 1 giờ thì trí não của bạn sẽ trở nên tỉnh táo ngay như buổi sáng sớm và bạn sẽ sớm lấy lại được sự tập trung học tập cần thiết.
12 mẹo để tránh buồn ngủ ban ngày
Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày, 12 mẹo dưới đây có thể có ích giúp bạn hạn chế tình trạng này.
2.1. Ngủ đủ giấc vào ban đêm
Nghe có vẻ dễ dàng tuy nhiên ngày nay dưới những tác động của thiết bị công nghệ số như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính… thật khó để chúng ta tự giác tuân theo một thời điểm đi ngủ cố định.
Trong khi đó theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người đảm bảo dành ít nhất 7 tiếng cho việc ngủ mỗi ngày. Nếu không đảm bảo thời lượng đó họ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau.
2.2. Tập trung vào giấc ngủ
“Một không gian tối, yên tĩnh sẽ giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó họ cũng cần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, những áp lực, gánh nặng cuộc sống… mới có thể có một giấc ngủ sâu.” Đó là khẳng định của Avelino Vercelli, trợ lý giáo sư trường đại học Maryland trong một nghiên cứu về giấc ngủ. Bên cạnh đó tránh nói chuyện hay những cuộc tranh luận trước khi đi ngủ vì chúng có thể khiến bạn mất ngủ.
2.3. Đặt thời gian báo thức phù hợp
Những người thường xuyên mắc chứng buồn ngủ ban ngày có thể được khuyên nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày kể cả ngày nghỉ nhằm tạo nên thói quen ngủ có lợi. Điều này đặc biệt quan trọng với nhịp sinh học của cơ thể. Nó sẽ báo cho bạn biết khi nào cần đi ngủ và thời điểm nào cần thức dậy qua đó hạn chế tình trạng mất ngủ.
2.4. Cố gắng đi ngủ sớm mỗi ngày
Một phương pháp khác nhằm tạo thói quen ngủ có lợi là cố gắng đi ngủ sớm hơn 15 phút so với ngày hôm trước trong ít nhất 4 đêm sau đó cố định thời điểm đi ngủ vào đêm cuối cùng. Việc điều chỉnh từ từ sẽ giúp cơ thể dần làm quen với thời gian ngủ mới tốt hơn so với cố gắng đi ngủ sớm 1 tiếng đồng hồ ngay ngày hôm sau.
2.5. Có một thời gian biểu cho việc ăn uống phù hợp
Điều này vừa tạo thành thói quen thức dậy đúng giờ để hoàn thành bữa sáng vừa giúp ngăn ngừa thiếu hụt năng lượng trong ngày. Thiếu hụt năng lượng có thể khiến cơn buồn ngủ tăng lên.
2.6. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ. Tập thể dục, đặc biệt là thể dục nhịp điệu khiến cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Tập thể dục cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn vào ban ngày và giúp đầu óc luôn tỉnh táo và minh mẫn qua đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ.
2.7. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
Nên sắp xếp những công việc cần làm hàng ngày theo trình tự nhất định và cố gắng để dành ra 7 đến 8 tiếng cho giấc ngủ. Nếu công việc quá nhiều, hãy xem xét loại bỏ bớt những việc không quan trọng, hoặc đưa vào danh sách thực hiện sau.
2.8. Không nên đi ngủ cho đến khi thực sự buồn ngủ
Lên giường trước khi cảm thấy thực sự buồn ngủ có thể khiến não bộ bị kích thích và khó đi vào giấc ngủ hơn. Điều này khiến cho việc cố gắng đi ngủ sớm trở nên phản tác dụng.
2.9. Không ngủ trưa quá nhiều
Ngủ trưa là thói quen tốt, giúp cơ thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một buổi sáng làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau.
2.10. Hình thành thói quen thư giãn trước khi đi ngủ
Một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp giải tỏa những căng thẳng và kích thích giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hãy thử ngâm mình trong bồn nước nóng, nghe một bản nhạc êm dịu hay đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ. Những thói quen này sẽ giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ.
2.11. Hạn chế uống rượu sát giờ đi ngủ
Nhiều người thường cho rằng uống rượu sẽ dễ ngủ hơn nhưng thực tế chúng khiến cơ thể không thể có được một giấc ngủ sâu và thư giãn. Bên cạnh đó khi tác động của rượu biến mất, bạn có thể thức dậy vào ban đêm và tỉnh táo cho đến sáng.
2.12. Trao đổi với bác sĩ hoặc các chuyên gia về giấc ngủ
Buồn ngủ vào ban ngày có thể được gây ra bởi chứng rối loạn giấc ngủ. Buồn ngủ quá mức liên tục trong ngày mặc dù đêm trước ngủ rất ngon chính là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ.
Vấn đề buồn ngủ ban ngày cũng có thể gây ra bởi một tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc tình trạng bệnh như trầm cảm, căng thẳng sau chấn thương hay lo lắng quá độ.
Trong những trường hợp được liệt kê ở trên việc thay đổi thói quen thường ngày có thể không mang lại hiệu quả và bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc các chuyên gia về giấc ngủ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Buồn ngủ quá mức là tình trạng bình thường sau một đêm không ngủ đủ giấc. Tuy nhiên nếu hiện tượng buồn ngủ vào ban ngày kéo dài mà không rõ nguyên nhân đó có thể là triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ hoặc dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bất kỳ ai thường xuyên trải qua cơn buồn ngủ ban ngày nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhằm giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác. Việc thay đổi lối sống như tập thói quen ngủ sớm, hạn chế suy nghĩ tiêu cực,… cũng là những phương pháp giúp cải thiện tình trạng buồn ngủ ban ngày.
Tổng hợp hoibuonchuyen.com
Trả lời